Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Điều trị tủy răng ngừa hậu họa cho trẻ

Trẻ em có thể bị mất răng sữa, thậm chí cả răng vĩnh viễn chưa trưởng thành khi tủy răng bị nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của chấn thương hoặc sâu răng và gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Mặc dù tất cả các lỗ sâu đều có xu hướng phát triển về phía tủy, tuy nhiên nếu lỗ sâu xâm nhập càng lớn thì khả năng gây chết tủy càng cao.

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sự phát triển và mọc lên của răng vĩnh viễn kế tiếp chúng. Mất răng vĩnh viễn mới mọc do chấn thương có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi vì cả sự phát triển của răng và xương hàm đều không thể hoàn thành. Răng bé bị xỉn đen https://goo.gl/lEW45t

Nếu răng sữa mất sớm thì hậu quả dễ nhận thấy là rối loạn khớp cắn. Kĩ thuật thay thế răng mất như răng giả từng phần, cầu răng và implant không thể áp dụng trên trẻ em khi mà sự thay đổi và tăng trưởng ở trẻ diễn ra nhanh chóng. “Hàm giữ khoảng”, hoặc các khí cụ đặc biệt gắn cố định với răng bên cạnh, hay kiểu “giữ khoảng” tháo lắp sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên khí cụ này không thể phục hồi lại chức năng cho răng bị mất và đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên của nha sĩ.

Vì cả 2 lí do: chức năng và thẩm mỹ, tốt hơn nên điều trị nội nha (điều trị tủy) cho trẻ em chứ không nên để mất răng. Điều trị này sẽ bảo tồn răng, ổn định sự phát triển của xương hàm và chức năng của lưỡi. Nó cũng ngăn chặn những vấn đề về rối loạn phát âm, những bất thường trong quá trình mọc răng của các răng vĩnh viễn thay thế, và giữ được răng sữa đó lâu nhất trên cung hàm khi nó không có răng vĩnh viễn thay thế.

Những vấn đề sau đây sẽ chỉ cho bạn hiểu điều cần làm với trẻ để giúp giữ lại răng sữa cho đến khi được thay thế bởi răng vĩnh viễn một cách tự nhiên. Kĩ thuật điều trị nội nha đặc biệt cho các răng vĩnh viễn chưa trưởng thành sẽ được trình bày ở các bài sau. Điều trị tủy răng cho trẻ https://goo.gl/kRLh3U

Có nhiều điều khác khi điều trị tủy cho răng sữa và răng vĩnh viễn. Sự tồn tại của răng sữa ngắn hơn và chỉ là tạm thời, mặc dù răng sữa có hình dạng, cấu trúc và chức năng tương tự như răng vĩnh viễn, nhưng chúng cũng có nhiều khác biệt. Điều trị nội nha răng sữa lúc này sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu chân răng của nó, đây là quá trình bình thường khi mà chân răng sữa bị tiêu đi để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn. Việc này khiến chẩn đoán phức tạp hơn và vì vậy cần có kế hoạch điều trị phù hợp.

Răng sữa rụng tự nhiên do áp lực mọc răng viễn bên dưới. Quá trình này gọi là sự tiêu chân răng. Chú ý quá trình hình thành và phát triển liên tục của thân và chân răng vĩnh viễn.

Tiền sử nha khoa: bắt đầu bằng việc hỏi các tiền sử bệnh toàn thân; trẻ có bệnh toàn thân cần một điều trị khác so với trẻ khỏe mạnh bình thường, và nha sĩ phải cân nhắc việc điều trị nội nha có tác động tới tình trạng toàn thân của trẻ. Các đặc điểm cơn đau ở răng sữa rất có ý nghĩa trong việc chấn đoán tình trạng của tủy răng. Trong trường hợp không có chấn thương , cơn đau thường do lỗ sâu răng đã chạm vào tủy răng.

Triệu chứng: cơn đau thường đi cùng nhiễm khuẩn tủy răng. Tuy nhiên, các vấn đề lớn có thể phát sinh mà không có tiền sử đau. Nếu vậy, cần phân biệt cơn đau tự nhiên hoặc đau khi có kích thích.

Các cơn đau có thể chấm dứt sau khi loại bỏ nguyên nhân thường là tình trạng viêm có hồi phục hay những phản ứng viêm nhẹ. Các kích thích đau gồm có:  nóng, lạnh, hóa chất: đồ ngọt hoặc đồ có chứa axit, các kích thích cơ học, cắn hoặc động tác lay răng đã lung lay. Các nguyên nhân thông thường khác bao gồm: sâu răng nặng, các miếng trám không đạt tiêu chuẩn, đau nhức xung quanh răng sữa đã rụng chuẩn bị rụng, hoặc do sự hình thành chân răng của răng vĩnh viễn.

Cơn đau tự nhiên thường có đặc điểm là cơn đau nhói xảy ra không có kích thích và kéo dài nhiều ngày sau khi yếu tố gây bệnh đã được loại bỏ. Cơn đau răng tự nhiên thường liên quan đến sự hoại tử lan rộng của tủy răng vào trong ống tủy chân răng, nó có thể bao gồm sưng nề lợi và hình thành ổ áp-xe có nguyên nhân do sự lây lan của nhiễm khuẩn ra ngoài chân răng tới vùng xương xung quanh.

X-quang: Cũng như răng vĩnh viễn, vùng nhiễm khuẩn cũng xuất hiện tại chóp răng ở các răng sữa phía trước. Ở các răng hàm sữa, sự bất thường thường rõ ở chẽ răng, nơi mà các chân răng tụ lại với nhau ở các răng nhiều chân. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tại các vị trí mầm răng vĩnh viễn có nguy cơ bị tổn thương, thì nhổ bỏ răng sữa là điều cần thiết. Chỉnh nha ở trẻ em https://goo.gl/mEYYjf

Các trường hợp tủy răng bị kích thích nhẹ nhưng mãn tính như các lỗ sâu răng có thể kích thích tủy răng sản sinh thêm ngà răng. Đây là ngà phản ứng của răng giúp tủy răng được bảo vệ và hồi phục. Trên hình ảnh xquang, khi sâu răng sữa đã chạm vào tủy thì hoại tử tủy đã tiến triển tới các ống tủy chân răng. Sự có mặt của các mầm răng vĩnh viễn bên dưới chân răng sữa luôn gây ra khó khăn cho nha sĩ khi chẩn đoán trên X-quang.

Những sai lầm khi đánh răng cho bé

Không ít bà mẹ đã bỏ qua tầm quan trọng của việc chọn đúng kích cỡ bàn chải đánh răng cho con khiến việc đánh răng trở nên khó khăn và không hiệu quả. Trên hầu hết các bàn chải đánh răng dành cho bé đều có ghi rõ số tuổi thích hợp, vì vậy mẹ chớ nên bỏ qua thông tin quan trọng này khi mua bàn chải đánh răng cho con. Nếu vẫn chưa rõ, bạn có thể hỏi thêm nhân viên bán hàng để chọn loại bàn chải phù hơp.


>>trẻ em mọc răng chậm có sao không
>>làm thế nào khi răng sữa của trẻ bị sâu

1. Chọn bàn chải quá khổ cho con

Theo Richard H. Price – bác sĩ nha khoa của Hiệp hội Nha khoa cho biết: “Nếu bạn thấy vòm miệng của con phải mở quá to mỗi khi cho bản chải vào, đó là do bàn chải quá lớn. Hãy chọn bàn chải vừa vặn với tay và miệng của bé để tạo điều kiện cho việc đánh răng đúng cách”.



2. Không chải răng cho con thường xuyên

Vì nghĩ con mình còn nhỏ, chưa đến tuổi cần thiết phải đánh răng nhiều thì các mẹ đã nhầm. Ngay từ khi bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên là mẹ đã phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau này khi bé đã ăn dặm và ăn thô thì việc đánh răng càng trở nên cần thiết.

Bác sĩ Richard H. Price cho biết: “Mỗi người, kể cả trẻ em nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần đánh răng ít nhất là 2-3 phút. Mẹ đừng để con ưu tiên đánh mỗi răng cửa, hãy dạy bé chia miệng thành 4 phần, mỗi phần đánh 30 giây”.
3. Hướng dẫn con chải răng theo chiều ngang

Đây là một sai lầm nghiêm trọng, hầu hết các mẹ đều mắc phải nhưng lại không hề biết mình sai. Chính bạn và nhiều người lớn khác thường đánh răng theo chiều ngang và việc dạy trẻ đánh răng cũng trở nên sai cách. Đánh răng có thể dẫn đến việc không sạch mảng bám, mòn răng, trầy nướu.

Các chuyên gia răng miệng khuyên mẹ nên hướng dẫn con đặt bàn chải tiếp xúc với răng một góc 45 độ, chải nhẹ nhàng mặt trong, mặt ngoài, lưỡi theo hướng lên xuống, vòng tròn, tránh chải ngang. Việc làm này giúp chải sạch mảng bám trên răng và bảo vệ nướu cho bé.

4. Không rửa sạch bàn chải của con sau khi đánh răng

Bàn chải sau khi đánh răng xong không được làm sạch sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và sản sinh trong đó. Khi sử dụng lại bàn chải, vi khuẩn sẽ theo đường miệng xâm nhập vào cơ thể bé.

Vì vậy, bác sĩ Richard H. Price khuyên các mẹ nên rửa sạch bàn chải sau đánh răng, nó vừa giúp loại bỏ phần kem đánh răng bẩn còn sót lại, vừa làm sạch những thứ bám từ miệng vào bàn chải. Ngoài ra, bác sĩ Richard cũng khuyên các mẹ không nên để con đánh răng khi bàn chải còn ẩm ướt, mẹ nên để bàn chải khô mới cho con sử dụng hoặc sử dụng 2-3 bàn chải luân phiên.
5. Chải răng quá mạnh

Nếu các mẹ nghĩ rằng chải răng mạnh sẽ khiến răng của con sạch hơn thì các mẹ đã hoàn toàn sai lầm. Bác sĩ Richard H. Price khuyên các mẹ cứ 2-3 tháng thay bàn chải cho con một lần giúp con đánh răng nhẹ hơn mà vẫn hiệu quả.
6. Cho con dùng chung kem đánh răng với người lớn

Đây là một sai lầm “chết người” của cha mẹ bởi khả năng tiếp nhận hoá chất ở trẻ nhỏ hạn chế hơn rất nhiều so với người lớn. Bên cạnh đó, do trẻ còn chưa sử dụng thành thục kem và bàn chải đánh răng nên có thể nuốt phải kem đánh răng, trong đó có chứa fluor. Nếu việc này diễn ra trong một thời gian dài, răng trẻ sẽ bị nhiễm fluor, tạo điều kiện cho thức ăn bám vào, dễ gây tình trạng sâu răng ở trẻ.
Mẹ cần xem kỹ hạn dùng, thành phần hoá chất, đặc biệt hàm lượng fluor phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ không nên chọn kem đánh răng có fluor, trừ trường hợp trẻ có nguy cơ sâu răng cao được bác sĩ chỉ định dùng loại kem đánh răng này.

Bác sĩ Richard H. Price cho biết, nếu con bạn dưới 12 tuổi, hãy đầu tư cho bé dùng loại kem đánh răng riêng dành cho trẻ. Trẻ từ 3 – 6 tuổi nên chọn kem có hàm lượng fluor từ 200 – 500ppm. Trẻ từ 6 – 11 tuổi là 1.000ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng như người lớn, từ 1.000 – 1.500ppm.

Hàn răng không đau cho trẻ phục hình răng hiệu quả

Hàn răng không đau cho trẻ em tuy manh lại kết quả điều trị rất cao và nhanh chóng, nhưng không phải trường hợp nào cũng có áp dụng phương pháp này. Theo các chuyên gia nha khoa, hàn trám răng thường được bác sĩ chỉ định khi:

Mô răng bị phá hủy ( nhẹ) do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, tủy hoại tử…
Răng có hình dáng dị dạng như quá ngắn, quá dài, quá nhỏ, quá méo…
Răng bị gãy vỡ – sứt mẻ ( không quá ½ thân răng) do gặp tại nạn, té ngã hoặc do va đập mạnh vùng hàm mặt vào vật cứng.
Xem thêm:
Răng bị mòn mặt nhai do trẻ chải răng quá mạnh hoặc do ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa axit.
Các răng cối của trẻ có trũng rãnh sâu, thức ăn dễ bám động vào và khó được làm.


Hàn răng không đau cho trẻ là giải pháp phục hình răng thẩm mỹ mang lại hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng nhất hiện nay.

Lưu ý: Hàn trám răng chỉ tác động đến phần thân răng bị hư hỏng hoặc có khiếm khuyết, có thể là ở rìa răng – mặt nhai – cạnh răng – cổ chân răng… Những mô răng khỏe mạnh khác, không bị tổn thương sẽ không tác động đến.
Hàn răng không đau cho trẻ diễn ra như thế nào?

Quy trình hàn răng không đau cho trẻ cũng được tiến hành tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên, thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn chút ít, thông thường khoảng từ 20 – 30 phút, thay đổi tùy theo từng tình trạng cụ thể. Vật liệu hàn trám răng mà bác sĩ nha khoa thường sử dụng là composite hoặc amangam. Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình điều trị:

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và chỉ định chụp phim x-quang hàm mặt nếu cần thiết, nhằm xác định mức độ hư hỏng hoặc khiếm khuyết của chiếc răng như thế nào, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám kĩ lưỡng tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, chỉ định chụp phim x-quang hàm mặt…

Tiếp theo, bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Điều này nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo không xảy ra biến chứng nguy hiểm sau điều trị. Sau đó, bề mặt răng sẽ được xử lý bằng dung dịch axit photphoric 30-40% dưới dạng gel, giúp tăng độ bám dính của vật liệu hàn trám.

Với dụng cụ nha khoa chuyên dụng, vật liệu nhân tạo sẽ được bác sĩ đưa vào từng lớp một cách từ từ, nhằm tái tạo lại vùng mô răng bị hư hỏng hoặc khiếm khuyết. Kế tiếp, các lớp trám sẽ được hóa cứng bằng phản ứng quan trùng hợp dưới tác dụng của ánh sáng laser. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa vết trám sao cho đạt được tính thẩm mỹ hoàn thiện, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn, đảm bảo trẻ không cảm thấy cộm cấn hay vướng víu khi ăn nhai.

Dưới tác động của ánh sáng laser, vật liệu hàn trám sẽ được gắn cố định vào răng chỉ trong vòng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Lưu ý quan trọng sau khi hàn răng không đau cho trẻ

Để miếng trám có thể tồn tại dài lâu trên răng, đồng thời không bị xỉn màu – ố vàng theo thời gian thì sau khi hàn trám răng không đau cho trẻ, cha mẹ nên chú ý những vấn đề sau:

Không nên cho trẻ ăn uống trong vòng 2 giờ đầu tiên sau khi kết thúc ca hàn trám răng. Điều này nhằm giúp miềng trám có thể bám chặt vào răng, không bị lệch lạc hoặc bong bật ra khỏi vị trí ban đầu.

Tập cho trẻ thói quan chải răng thường xuyên, từ 2 – 3 lần/ngày. Hướng dẫn chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Nên chọn cho trẻ những loại kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi, bàn chải có đầu tròn và lông mềm.

Sau khi hàn trám răng cho trẻ, cha mẹ nên chú ý quan tâm việc vệ sinh răng miệng của trẻ mỗi ngày, nhằm giúp miếng trám có thể tồn tại lâu trên răng.

Hạn chế cho trẻ ăn uống những thực phẩm chứa đường và tinh bột, quá cứng, quá dai, quá lạnh, quá cay nóng… vì chúng sẽ khiến miếng trám dễ bị gãy vỡ – bong sút khi ăn nhai, thậm chí có thể gây ra bệnh sâu răng ở vị trí hàn trám.

Nên đưa trẻ đi đến gặp bác sĩ nha khoa ngay nếu như sau khi hàn trám trẻ có các biểu hiện như răng đau nhức – ê buốt khi ăn nhai, lợi bị sưng tấy và đau nhức, miếng trám bị cộm cấn khi ăn nhai…

Lưu ý khi trẻ thay răng phải được quan tâm

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. 

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, răng trẻ em bị mẻ ảnh hưởng đến sức ăn của trẻ, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Rang ham cua be co thay khong còn tùy giai đoạn, độ tuổi và sức khỏe của trẻ.Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để chỉnh nha cho trẻ em bỏ dần những thói quen xấu này.

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa bị lung lay và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, răng trẻ bị mủn, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không có được khóe miệng đẹp, nụ cười xinh.

Nhưng nếu chẳng may những đứa trẻ của bạn gặp phải những tình trạng răng miệng trên, thì các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Bởi giai đoạn này khuôn mặt và xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng nhờ những khí cụ chuyên dụng. Những khí cụ này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đảm bảo cho trẻ không có cảm giác quá khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống được bình thường. Chữa tủy răng cho trẻ kịp thời có thể duy trì được tuổi thọ răng.

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát

Ngay từ những thói quen khi còn nhỏ đã góp phần tạo cho một diện mạo khuôn miệng đẹp hay không. Những thói quen của các bậc phụ huynh như : giúp con biết vệ sinh răng từ bé, chải răng đúng cách, chải răng sau mỗi bữa ăn, không dùng tăm xỉa răng, theo dõi lộ trình mọc răng của con, điều trị và nhổ răng sâu kịp thời không để răng mọc lệch …đã tạo nên một hàm răng đều đẹp cho con trẻ về sau này.




Việc để có một hàm răng đẹp khi lớn lên thì việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải thực hiện từ rất sớm, từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc.


Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát

Thói quen cho trẻ bú bình và vì tâm lý lo lắng cho sức khỏe của con nên phần lớn các bậc phụ huynh đều cho con ăn thêm bằng cách cho trẻ bú bình. Hoặc vào ban đêm trẻ được ăn quá nhiều, khoảng 3 cữ bú bình trở lên. Điều này vô tình khiến cho răng trẻ ngày càng ố vàng và dẫn tới tình trạng mủn, mòn dần. Các bác sĩ còn cho biết việc tạo thói quen bú sữa vào ban đêm cho con đã khiến cho răng trẻ bị tổn thương dần.


Trong lúc trẻ vừa ngủ vừa bú, tốc độ nuốt sữa rất chậm. Sau khi trẻ bú xong, một lượng sữa rất lớn sẽ còn đọng lại trong miệng trẻ và chỉ cần 5-10 phút sau đã chuyển hóa thành axit phá hủy men răng. Quá trình này lặp đi lặp lại trong thời gian dài khiến hàng loạt răng sữa của trẻ bị mủn nát, trẻ bị đau nhức răng triền miên. Trẻ bắt đầu ăn uống kém, sa sút cân nặng.

Chưa kể những chiếc răng trưởng thành mọc sau này không phát triển như bình thường mà sẽ ngắn, mọc nhấp nhô, xương hàm lệch lạc, biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt.

Niềng răng có gây khó chịu không ?

Về cơ bản, niềng răng là kỹ thuật dùng khí cụ tạo lực kéo để di chuyển răng. Dựa vào lực kéo này các răng sẽ được sắp xếp lại cho đều đặn và thẳng hàng, chuẩn khớp cắn với nhau. Ngoài ra, niềng răng không có bất cứ thao tác nào gây xâm lấn răng, mô nướu hay mài răng.


>>bệnh chảy máu răng trẻ em
>>Răng trẻ bị ố đen

Kỹ thuật niềng răng có đau không?

Dựa vào bản chất của kỹ thuật niềng răng có thể thấy, niềng răng không xâm lấn nên không gây đau nhức. Tuy nhiên, nếu khẳng định niềng răng không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho bệnh nhân thì không hoàn toàn chính xác. Cho nên việc bạn thắc mắc niềng răng có đau không là hoàn toàn dễ hiểu.



Có thể nói, ít có kỹ thuật nha khoa nào có tác động mạnh mẽ đến tổ chức răng và xương hàm như niềng răng. Cho nên dù không xâm lấn, cắt rạch gây chảy máu nhưng niềng răng vẫn ít nhiều khiến cho răng bị đau và nhạy cảm hơn.

Khi có khí cụ gắn trên răng, mô răng sẽ phải chịu một sức nặng tương đối (so với kích cỡ của răng), đồng thời chịu lực ma sát đáng kể khi mắc cài siết kéo răng.

Đáng kể nhất là mắc cài co kéo làm cho răng lỏng lẻo trong ổ răng, xương cũng phải chịu tác động này. Vì thế, cả răng và xương hàm khi niềng răng đều trở nên yếu và dễ kích ứng hơn. Nếu tình trạng răng và xương hàm không tốt, không thích ứng được thì có thể khiến cho bệnh nhân thấy đau hoặc khó chịu (ít nhất là trong vài tuần đầu mới đeo mắc cài).

Nhưng cơn đau do niềng răng gây ra không dữ dội mà chỉ âm ỉ nhẹ hoặc chỉ thỉnh thoảng mới cảm thấy răng có sự lung lay nhẹ. Còn lại những cảm giác kích ứng như vướng víu môi, lưỡi, tăng tiết nước bọt… chỉ đơn giản là do sự hiện diện của mắc cài trong miệng. Chỉ cần một thời gian làm quen thì các cử động của miệng sẽ được cân bằng lại, không còn thấy đau hay khó chịu.

Hơn nữa, chúng ta vẫn có thể khắc phục cơn đau niềng răng bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại hơn để chỉnh răng.

Tại Nha khoa , công nghệ Niềng răng 3M UGSL được ứng dụng đã cho thấy hiệu quả kiểm soát cảm giác đau và khó chịu khi niềng răng rất hữu hiệu giúp bệnh nhân xua tan được nỗi lo niềng răng có đau không một cách hiệu quả.


Nhờ khả năng tạo lực kéo bền bỉ và rất ổn định, không có những thay đổi đột ngột, bất thường nên răng và xương hàm thích ứng tốt, không thấy khó chịu hay đau nhức. Răng di chuyển tới đâu, xương hàm ổn định tới đó nên giảm được cảm giác nhạy cảm do răng yếu gây ra.

Mắc cài được thiết kế nhỏ gọn, tinh giản các chi tiết nên không quá nặng nề với răng, không cợ vào nướu, môi và cạnh má. Rãnh mắc cài tự buộc nên tránh được lực ma sát tác động xấu tới mô răng, hay gây đau răng khó chịu.

Nhiều bệnh nhân niềng răng đã có những phản hồi rất tốt về quá trình niềng răng theo công nghệ hiện đại này. Vì thế, bạn có thể yên tâm khi điều trị tại Nha khoa , bác sỹ giỏi và chuyên sâu về chỉnh nha sẽ trực tiếp điều trị tốt nhất cho bạn.

Xiết ăn răng trẻ em xuất hiện sớm

Một biểu hiện khác của sâu răng khá thường gặp ở hàm răng của trẻ là siết răng. Răng siết bị ăn đen, mòn dần, lâu ngày mòn hết thân răng, chỉ còn cái gốc cùn sát nướu răng, nhưng không đau đớn gì cả. Siết răng xảy ra ở cả những bé vệ sinh răng miệng rất tốt. 

Răng bị siết khiến răng bé yếu, không thể ăn nhai những thức ăn cứng dai được và có thể bị ê buốt răng…ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Để hạn chế, trước khi đi ngủ bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé, hạn chế cho trẻ bú bình, các loại nước và thức ăn ngọt...

Nguyên nhân chính gây răng trẻ em bị siết có thể do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Và ngay cả khi mang thai, nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi, dẫn đến men răng của bé bị yếu nên dễ bị siết. Vì vậy, có những trường hợp tuy bé không sử dụng nhiều đồ ngọt nhưng răng vẫn dễ bị sâu, yếu và mủn dần.

Cách trị xiết ăn răng ở trẻ em, khi răng trẻ em bị siết, bạn cũng không nên quá lo lắng, nhất là với trường hợp bé đang ở độ tuổi răng sữa. Các mẹ nên giúp bé hình thành thói quen chải răng đúng cách và thường xuyên để răng luôn sạch, ngăn ngừa sự ăn sâu của siết. Các phụ huynh nên nhớ, không nên cho bé dùng kem chải răng chung với kem chải răng của người lớn và nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

Nên đưa ngay bé đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Tùy vào tình mức độ răng siết và tình trạng sức khỏe của hàm răng mà bác sĩ sẽ giúp bé khắc phục những chiếc răng siết hiệu quả và an toàn. Tránh để tình trạng siết ăn lây sang hàm răng vĩnh viễn của bé sau này.
Sở dĩ, răng sữa của bé dễ bị sâu răng hơn răng vĩnh viễn là do tính chất của răng sữa là ít khoáng, nhưng lại dễ mất chất khoáng hơn và khi có sâu răng thì tốc độ sâu cũng nhanh hơn răng vĩnh viễn. Có thể do trẻ bị móm bẩm sinh gây ra.

Nguyên nhân thường do vệ sinh răng miệng không tốt, bé ngậm và bú bình trước và trong khi nằm ngủ, chất đường trong sữa không thể loại bỏ. Khi răng sữa đã sâu thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

Bạn nên cho bé đến BS sẽ tư vấn cụ thể hơn, tránh tình trạng răng sâu nhiều phải nhổ sớm trong khi bé chưa đến tuổi thay răng, sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc không tốt, di lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm.

Uống nhiều nước ngọt có hại men răng

Ảnh hưởng tai hại của những thức uống đó đối với men răng được xác định là do hàm lượng cao của acid citric và/hoặc acid phosphoric gây ra. Men răng là lớp vỏ cứng bảo vệ ngà răng bên trong. Khi men răng mòn đi dưới tác động của đồ uống chứa tính axit, thủ phạm phổ biến nhất, ngà răng sẽ bị tổn thương, gây đau và tăng nguy cơ sâu hỏng răng. 


>>nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không
>>sưng chân răng ở trẻ em


Theo các chuyên gia, nhiều người chỉ lo lượng đường cao trong nước ngọt làm cho họ bị béo phì, mà không nghĩ rằng độ acid cao trong những thức uống đó sẽ phá hủy men răng.




RC Cola có tính acid cao nhất
Nhóm nghiên cứu đã xem xét độ pH của 20 loại nước giải khát trên thị trường, căn cứ vào thang độ pH: chỉ số 7 là trung bình, trên 7 là có tính kiềm, và dưới 7 là có tính acid - và sẽ ăn mòn men răng.

Trong bảng trên, từ dưới lên là nước giải khát có độ pH từ cao đến thấp (Độ pH = 7 là trung tính, pH < 7: Nước mang tính a-xít; pH > 7: Nước có tính kiềm) (Ảnh: Science Live)
Những lát men lấy từ răng mới nhổ được các chuyên gia bỏ vào trong nước ngọt các loại trong 48 giờ. Kết quả cho thấy Coke, Pepsi, RC Cola, Squirt, Surge, 7 Up và Diet 7 làm mất 5% khối lượng men răng, trong khi các loại thức uống khác phá hủy men răng với tỉ lệ 1,6% - 5%.
Ông Kenton Ross, phát ngôn viên Viện Nha khoa tổng quát (Mỹ), cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy RC Cola là loại nước giải khát có tính acid cao nhất, với độ pH là 2,387". Đứng vị trí thứ hai và ba lần lượt là Cherry Coke (pH = 2,522) và Coke (pH = 2,525).

Trong khi đó, "root beer" (một thức uống không chứa cồn, có hương vị rễ cây) có độ acid thấp nhất trong tất cả các loại nước giải khát, với độ pH = 4,038 cho loại mang nhãn hiệu Mug.
Nghiên cứu cũng cho thấy những thức uống không có cola có độ acid yếu hơn thức uống có cola nhưng lại làm mòn men răng mạnh hơn. Ông Ross nói: "Acid citric có tính ăn mòn mạnh nhất và lại có nhiều hơn trong thức uống không có chứa cola. Nói chung, điều cần chú ý là tất cả các loại nước ngọt đều có độ acid đủ để làm mòn men răng".

Nghiên cứu cũng cho thấy nước cam ép và các loại thức uống dành cho giới thể thao cũng có hại cho men răng.
Tốt nhất là nên ăn uống điều độ
Theo ông Richard Adamson, cố vấn khoa học của Hiệp hội Nước giải khát Hoa Kỳ, không ai có thể uống nước ngọt liên tục trong suốt hai ngày liên tiếp, nhưng tác động ăn mòn men răng xảy ra ngay khi bạn uống và tăng lên theo thời gian.

Ông nói: "Nhân tố bảo vệ mạnh nhất trong miệng bạn chính là nước bọt. Nó có tác dụng làm loãng acid và đóng vai trò chất đệm giữa thức uống và răng".

Theo ông, "ngoài nước ngọt, cũng có nhiều thực phẩm có ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và vệ sinh răng miệng". Ông nói: "Một số trái cây, nước ép trái cây, rượu táo, và những thực phẩm như rau cải chua, xà lách trộn dầu giấm và rượu vang cũng ăn mòn men răng như nước ngọt vậy".

Có nên nhổ răng bằng chỉ không?

Thông thường, phải mất một khoảng thời gian răng sửa lung lay rồi mới rụng, điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn. Chính vì thế, cha mẹ nên động viên con làm cho răng sữa lung lay nhiều hơn để nhanh rụng.



Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý Không nên nhổ răng bằng chỉ cho bé hoặc tự lấy tay nhổ. Cách này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở lớn. Hơn nữa, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này, dẫn đến khả năng gây nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là uốn ván. Ngoài ra, một số bé bị mắc bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng bằng chỉ này.



Cách nhổ răng sữa như thế nào là đúng?
Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng nhằm đẩy nhanh quá trình rụng. Mỗi ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc tiệt trùng lung lay nhẹ chiếc răng. Đến khi bạn thấy nó có độ lung lay lớn thì bạn hãy dùng lực nhẹ lấy răng ra.


Trong khi nhổ răng sữa cho trẻ, cha mẹ có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” để giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố mà hãy đợi thêm thời gian.

Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em

Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu.



Viêm nướu răng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu.

Viêm nướu răng là gì?


Bệnh nướu răng diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau, nguyên nhân chính là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ.

Nguyên nhân nào làm trẻ bị bệnh viêm nướu?


Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.


Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng.

Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị viêm nướu?

Có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

– Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng; nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy. Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.

– Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

– Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng, của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem, nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.

– Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

Ngoài ra, trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bậc cha mẹ cần để ý kiểm tra răng miệng của trẻ.

Viêm nướu răng có để lại hậu quả gì cho trẻ?

Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám trên bề mặt răng gây ra phản ứng viêm, có biểu hiện khu trú hay lan rộng, đỏ và sưng ở nướu. Ảnh hưởng sớm nhất đến trẻ dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở của trẻ có mùi hôi.

Viêm nướu nhẹ là nướu trở nên đỏ và lan rộng, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm nướu trở thành nguy hại vì bệnh tiến triển thầm lặng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh.

Giai đoạn sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, dây chằng và xương ổ răng bị phá hủy.


Khi viêm nướu không điều trị sớm thì mô nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy làm nướu bị tụt, xương ổ răng bị tiêu làm răng lung lay. Răng sẽ lung lay ở nhiều mức độ nặng hay nhẹ, cuối cùng dẫn đến tình trạng rụng răng.

Được tạo bởi Blogger.