Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Giảm thiểu bệnh tật nhờ vệ sinh răng miệng

Sức khỏe của cả cơ thể và sức khỏe răng miệng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo các chuyên gia sức khỏe thì nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt cũng là bảo vệ sức khỏe của cả cơ thể mình.

Tăng sự tự tin và tự trọng

Bệnh nướu răng và sâu răng là những bệnh răng miệng chính gây nên “mùi hôi miệng” khiến bạn bị mất tự tin trước người xung quanh. Nếu bạn có một hàm răng khỏe mạnh, hơi thở thơm mát thì đương nhiên sẽ tự tin và thoải mái hơn rất nhiều.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Xem thêm
http://implantkimdentistry.edu.vn/rang-chom-sau-co-tay-trang-duoc-khong.html

Bị bệnh tim mạch có rất nhiều nguyên nhân và trong đó có nguyên nhân là viêm mãn tính các bệnh về răng miệng. Theo rất nhiều nghiên cứu chứng minh những người bị bệnh tim mạch luôn bị mắc cái bệnh về răng, lợi. Thế nên chăm sóc cho hàm răng cũng chính là chăm sóc cho trái tim của bạn.
Củng cố trí nhớ

Theo một nghiên cứu của Tạp chí Neurology thì những người bị viêm nướu thường có khả năng phản ứng chậm hơn và trí nhớ tệ hơn những người có hàm răng khỏe mạnh. Cụ thể là ở 2 lĩnh vực: thực hiện phép trừ và nói chuyện sẽ bị kém hơn, thường chậm hơn, thậm chí có thể rất kém. 


Lý do vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra tại sao lại có sự liên quan này nhưng bạn cũng nên chú ý nếu không muốn “chưa già đã lẫn” nhé.
Giảm khả năng bị viêm nhiễm

Miệng là nơi tập trung khá nhiều vi khuẩn bởi hoạt động ăn uống, nói chuyện hàng ngày và cũng là nơi phát sinh vô số bệnh khác. Vẫn có câu nói “cái miệng hại cái thân” mà. Vi khuẩn trong miệng có thể đi vào phổi, khớp và nhiều nơi khác trong cơ thể gây nên tình trạng viêm nhiễm. 

Đặc biệt khi răng bị sâu, nướu bị viêm thì những vi khuẩn sống trong miệng càng độc hại hơn nữa. Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết cho bạn bảo vệ sức khỏe của mình.

Ổn định tỉ lệ đường huyết trong cơ thể

Với những người bị tiểu đường thì tỉ lệ đường huyết luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Theo nhiều chuyên gia thì bệnh viêm nướu và bệnh tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu bạn bị viêm nướu thì đồng thời bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát hơn và ngược lại. Bởi vậy hãy tự bảo vệ răng miệng mình cho tốt, tránh tới khi gặp những bệnh mãn tính khó chữa như tiểu đường.

Làm thế nào để mặt răng không bị mòn

Mòn mặt răng xảy ra như là kết quả của mài mòn các bề mặt răng tiếp xúc đối . Sự mài mòn do tiếp xúc có thể ảnh hưởng đến núm răng, rìa cắn và giảm diện tích bề mặt răng. Hậu quả của răng bị bào mòn sẽ gây ra những biến chứng như : ê buốt răng, răng bị yếu dần…sau đó là sẽ dẫn tới tình trạng răng bị bệnh lý và mất răng là hệ quả sau cùng. 


Để hạn chế tình trạng này thì nha khoa hướng dẫn bạn vài phương pháp để mặt răng không bị mòn.

Xem thêm
http://caygheprangimplant.org/nho-rang-bi-nhiem-trung/

Các triệu chứng mòn mặt răng có thể bao gồm: răng nhạy cảm; răng đổi màu; mất răng đặc điểm về hình dạng, các cạnh tròn hay nhọn, mất núm răng và răng bị sứt mẻ; điểm tiếp xúc mặt bên thay đổi khi răng giảm chiều cao; các răng cửa cạnh nhau có cùng chiều cao; men răng hàm mỏng và phẳng; có thể làm răng nghiêng trục.

Nguyên nhân mòn mặt răng: mòn răng xảy ra bởi sự tiếp xúc quá mạnh giữa các răng đối diện. Nghiến răng là một trong những nguyên nhân chính gây ra mòn mặt răng. Đó là một hoạt động chức năng quá mức của hàm dưới ban ngày hay đêm, thường diễn ra trong lúc ngủ, có thể nghe thấy âm thanh cùng với siết chặt hoặc nghiến răng. Điều này thường được phát hiện bởi cha mẹ, người thân trong khi bệnh nhân nghiến răng trong giấc ngủ của họ.



Xói mòn răng kết hợp với mòn mặt răng làm mòn răng nghiêm trọng hơn. Sự xói mòn xảy ra bởi axit có trong thức ăn làm mềm mô răng. Sự xói mòn làm mềm các mô cứng răng từ đó răng trở nên nhạy cảm hơn với mòn răng.


Phòng ngừa: Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán có tật nghiến răng thì bệnh nhân nên đến bác sĩ nha khoa làm nẹp nhai nhựa acrylic để chống mòn răng. Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ hàng tháng.

Điều trị mòn mặt răng: can thiệp thẩm mỹ hoặc chức năng có thể được tiến hành. Các vị trí gờ răng sắc cạnh cần được mài đánh bóng làm mất gờ sắc nhọn. Nếu bệnh nhân ê buốt răng thì điều trị bằng các chất làm giảm nhạy cảm răng, có thể bôi trực tiếp lên mặt răng hoặc dùng máng ngậm thuốc, hướng dẫn bệnh nhân dùng kem chải răng có chất làm giảm ê buốt.

Chăm sóc răng miệng đúng cách, hiệu quả

Chăm sóc răng là việc làm cần thiết mỗi ngày vì nó mang lại cho bạn hàm răng khỏe đẹp, trắng sáng, hơi thở thơm tho và nụ cười xinh giúp bạn tự tin trong giao tiếp.



Chăm sóc răng miệng đúng cách, hiệu quả

Chăm sóc răng là việc làm cần thiết mỗi ngày vì nó mang lại cho bạn hàm răng khỏe đẹp, trắng sáng, hơi thở thơm tho và nụ cười xinh giúp bạn tự tin trong giao tiếp.


Chăm sóc răng miệng có cần thiết hay không?


  • Răng giúp chúng ta ăn uống và góp phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của nụ cười, một yếu tố không thể thiếu trong giao tiếp xã hội. Thế nhưng với rất nhiều người, việc vệ sinh răng chưa được đề cao và kiến thức về chăm sóc răng miệng vẫn chưa được trang bị một cách đúng đắn dẫn đến xem nhẹ không chăm sóc.
  • Chính vì tâm lý “sợ gặp nha sĩ” nên hầu hết các trường hợp đến phòng khám nha khoa thì răng và nướu đã bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này phải loại bỏ tủy răng, hoặc phải nhổ mất răng vì đã quá khả năng điều trị dẫn đến mất nhiều thời gian và chi phí. 

--> https://benhvienranghammat.com.vn/dinh-da-vao-rang-ben-nao-thi-dep.html--> https://benhvienranghammat.com.vn/dinh-da-vao-rang-khenh.html

Việc chăm sóc răng là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh, vì thế với một số lưu ý và thay đổi trong cách chăm sóc răng miệng hàng ngày sẽ mang lại cho bạn hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và nụ cười tươi tắn trong giao tiếp.


Nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng

Hôi miệng có thể không phải là ta đau bệnh gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới nếp sống của người bị bệnh và có tác dụng tâm lý rất mạnh. Y tế tiến bộ như nước Mỹ mà quan sát cho biết có cả trăm triệu người bị hôi miệng khi này khi khác trong cuộc đời. Chứng này gây nhiều bối rối cho bệnh nhân trong giao tế đôi khi ảnh hưởng tới cả công ăn việc làm.


Nguyên nhân hôi miệng

Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu. https://phauthuathamhomom.com/mai-rang-cat-loi-co-dau-khong/



1. Nguyên nhân ở ngay miệng

Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp kể sau:

• Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.

• Nhiễm trùng ở nướu răng;

• Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh;

• Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

• Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;

• Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.

Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS. https://phauthuathamhomom.com/sao-han-cuoi-ho-loi/

Ngoài ra một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu... cũng làm giảm nước bọt trong miệng.

Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.

2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo

Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.

3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.

4. Khi có rối loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo , ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.

Trái với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản.

5. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-duoi-lay-lai-nu-cuoi/

Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.

3 mẹo chữa viêm chân răng hiệu quả

Bệnh viêm chân răng là biểu hiện ban đầu của bệnh nha chu do vi khuẩn phát triển, phá hủy dần các mô bao bọc bảo vệ răng. Bệnh xuất phát từ những chất đóng bám trên răng, cả những chất không thể nhìn bằng mắt thường gọi là mảng bám răng. Mảng bám khi tích tụ nhiều, trong 24 giờ sẽ cứng lại tạo thành cao răng bám chặt quanh răng. Cao răng chỉ có thể làm sạch bằng các thiết bị nha khoa chuyên dụng. 


Răng dễ bị chảy máu, hơi thở có mùi khó chịu, lợi hở không bám vào chân răng là những biểu hiện cơ bản của bệnh viêm chân răng. Những phiền toái, cản trở trong giao tiếp từ căn bệnh này khiến cho những mẹo điều trị viêm chân răng hiệu quả luôn là tìm kiếm hàng đầu của mọi người. http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-moc-lech-vao-trong/


Viêm chân răng gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, mặn sẽ khiến lợi sưng tấy, đau nhức. Viêm lâu ngày thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ, thậm chí có thể gây tổn thương lợi, mất răng,… Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, có đến trên 90% dân số nước ta bị mắc bệnh viêm chân răng, đây là một căn bệnh phổ biến, tuy nhiên để điều trị hiệu quả bệnh này thì không hẳn ai cũng biết. Dưới đây là 3 mẹo chữa viêm chân răng đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích dành cho bạn.

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Cách điều trị hiệu quả nhưng đơn giản nhất chính là chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng đủ tiêu chuẩn ngày 2 lần, nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu) thì bạn cần thay thế bàn chải mới. Thông thường chúng ta nên thay bàn chải răng 3 tháng/lần. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sách kẽ răng sau mỗi bữa ăn, đồng thời phải lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần tại các cơ sở nha khoa vô cùng quan trọng. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/

Với cách chăm sóc khoa học này bạn không chỉ có một nụ cười rạng rỡ mà còn chặn đứng căn bệnh viêm chân răng với răng chắc, lợi khỏe.


2. Súc miệng bằng nước muối

Một trong những mẹo rất hay và vô cùng đơn giản để chữa chứng bệnh viêm chân răng đó là bài thuốc với muối. Chỉ cần pha muối với nước đun sôi để nguội dùng để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần súc miệng pha thêm với nước ấm và nên súc miệng 3 lần/ ngày. Chỉ vài ngày sau, bệnh sẽ giảm rõ rệt.
3. Sử dụng rau xanh và hoa quả tươi

Một trong những liệu pháp làm đẹp tự nhiên vẫn được đông đảo chị em phụ nữ tin dùng đó là sử dụng rau xanh và hoa quả tươi. Và với việc điều trị bệnh viêm chân răng thì loại thực phẩm này cũng không kém phần quan trọng, giúp cải thiện, bảo vệ sức khỏe của răng lợi. 

Rau xanh và hoa quả tươi rất giàu các vitamin và khoáng chất lại ít calo. Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông các mạch máu ở lợi, giúp làm giảm chảy máu chân răng. Đây là một mẹo vặt hữu hiệu mà bất kì ai cũng có thể áp dụng để chặn đứng sự xuất hiện của căn bệnh viêm chân răng.

Được tạo bởi Blogger.