Hiển thị các bài đăng có nhãn tre-thay-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Tuổi thay răng sữa của bé

Trong quá trình khám răng cho trẻ, với kiến thức tổng hợp về chỉnh nha, các bác sĩ sẽ phát hiện ra những chiếc răng sữa cần phải nhổ sớm, khi cần thiết sẽ phải làm một máng chờ để tránh hiện tượng lệch lạc khớp cắn sau này.

Răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng trưởng thành thay thế. Thứ tự thay răng thường sẽ tương tự như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 12 hay 13 tuổi. Trẻ em mọc răng khi nào đúng thời điểm http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/

Thông thường, khi răng trưởng thành mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa lung lay thật nhiều, bạn có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng và lấy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp răng trưởng thành mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài thì răng sữa không bị tiêu chân và lung lay, khi đó, cha mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để được nhổ răng sữa nếu cần thiết.
Tuổi thay răng sữa của bé
Tuổi thay răng sữa của bé

Cần lưu ý tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé hay tự lấy tay nhổ. Việc làm này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao. Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-thay-rang-sua-luc-may-tuoi/

Trong quá trình thay răng, phải mất một khoảng thời gian răng sữa lung lay rồi mới rụng khiến trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn nên khi thấy chiếc răng đầu tiên của con lung lay, cha mẹ cần động viên con làm cho răng lung lay nhiều hơn để răng nhanh rụng. Ngoài ra, có thể trẻ không muốn ăn hay khó nhai vì chiếc răng lung lay hay vừa nhổ thì cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thay thế các món ăn hằng ngày bằng thức ăn mềm hơn như cháo, súp… và việc đánh răng thường xuyên vẫn phải duy trì đều đặn. Vì sao nên thực hiện lấy tủy răng ở trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/vi-sao-nen-thuc-hien-lay-tuy-rang-o-tre-em/

Nha Khoa luôn chú trọng đến việc nhổ răng sữa cho trẻ. Công việc nhổ răng sữa cho trẻ được thực hiện hết sức nhẹ nhàng và có sự hợp tác của trẻ. Nếu không thì ngay lần đầu tiên bé đi nhổ răng sẽ bị sang chấn về tâm lý, và sẽ là nỗi ám ảnh cho bé suốt cuộc đời.

Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.

Được tạo bởi Blogger.