Nguyên nhân răng bị yếu

Khi răng bị yếu, tuổi thọ của răng sẽ không thể kéo dài được nữa, việc nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn. Vậy nguyên nhân nào đã khiến răng chúng ta bị yếu? 

Nguyên nhân răng bị yế

Đánh răng quá mạnh: Với lực chải răng mạnh sẽ tăng độ ma sát giữa bàn chải với răng và làm men răng bị mòn dần. Nếu chải răng quá mạnh cũng có thể làm lợi bị chảy máu, viêm lợi. Vì thế, bạn không nên chải răng quá mạnh và thường xuyên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần khi chúng sắp mòn.

Xem thêm
http://rangtreem.org/rang-ho-khong-nhieu-co-nen-nieng-khong/

Ăn nhiều thực phẩm cứng: Bề mặt răng của chúng ta có các rãnh nhỏ nên khi nhai các thực phẩm cứng sẽ làm các rãnh này chịu sức ép lớn, giãn ra và có thể gãy răng.

Nhai 1 bên hàm: Khi chỉ nhai 1 bên hàm thì các răng ở hàm đó phải chịu nhiều lực nhai và bị mòn men răng nhanh. Ngoài ra, nếu nhai 1 hàm thì hàm còn lại sẽ yếu hơn do không hoạt động. Nhai đều 2 hàm là cách tốt nhất để răng và hàm đều chắc khỏe.



Dùng răng không đúng: Nhiều người thay vì dùng dao, kéo để cắt đồ vật hoặc mở nắp chai thì lại dùng răng để tiện hơn. Nhưng chính thói quen này đã gây hại làm răng bị yếu và có khả năng bị sứt, gãy bất kì lúc nào.

Dùng nhiều thuốc kháng sinh: Rất nhiều người khi bị đau ốm, bị thương tự mua thuốc kháng sinh về dùng nhưng lại không biết rằng các thành phần trong các thuốc này gây hại men răng. Đặc biệt là gây xỉn màu răng không thể tẩy trắng. Thuốc kháng sinh nên dùng theo chỉ định của bác sĩ và không nên dùng liều cao khi không cần thiết.

Tuổi tác: Đây là điều xảy ra theo quy luật tự nhiên. Các bộ phận trên cơ thể đều bị lão hóa và không loại trừ răng. Khi chúng ta càng lớn tuổi, răng càng yếu dần. Bạn có thể thường xuyên bổ sung canxi để răng chắc khỏe.

Bệnh lý: Khi bị sâu răng, mòn cổ men răng, viêm nướu,…đều khiến răng bị yếu, nhảy cảm và dễ ê buốt. Để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng, bạn phải chăm sóc, đánh răng thường xuyên.

Làm sao để khôi phục chức năng nhai khi răng bị yếu

Nếu chẳng may răng bị yếu, việc ăn uống của bạn sẽ trở nên khó khăn, mất cảm giác ngon miệng. Không những thế, khi tình trạng này tiếp tục xảy ra thì nguy cơ hỏng và mất răng rất cao. Khi răng bị yếu, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn kĩ hơn. Các bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ khi răng bị yếu do thân răng mòn, bị mất nhiều men răng.

Chất liệu của răng sứ bền và chịu được lực nhai tốt. Không những thế, màu răng sứ có thể tùy chỉnh giống với màu răng thật, khó phân biệt được. Làm răng sứ sẽ giúp bạn bảo vệ răng bị yếu và tạo tính thẩm mỹ cho hàm răng của mình.

Công nghệ chụp răng sứ hiện nay đáp ứng được độ chính xác cao về kích thước nhờ công nghệ CAD/CAM. Nha khoa KIM là một trong những nơi đang áp dụng công nghệ này. Răng sứ sẽ được thiết kế giả định trên mẫu dấu răng bằng phần mềm máy tính và đo ngay kết quả. Với số liệu đo được, hệ thống máy đúc sứ sẽ tự động cho răng mẫu răng chính xác và nhanh chóng.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.