Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Bé bị sâu răng sữa có cần phải điều trị không?

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:


>> phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt
>> the nao la cuoi ho loi

– Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.

– Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.

– Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.

– Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.


Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng:

– Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.

– Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.

– Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai.


Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng chống sâu răng.


Nguyên nhân mòn cổ răng và cách điều trị hiệu quả nhất

Một trong những vấn đề răng miệng thường gặp nhất chính là tình trạng mòn cổ chân răng khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là những cơn ê buốt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc. Việc tìm hiểu nguyên nhân mòn cổ răng sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất.



Triệu chứng mòn cổ răng

Mòn cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5), răng số 6 và các răng cửa. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này chính là tình trạng ê buốt chân răng khi ăn các thức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt.

Chỗ chân răng cũng bị ê nhức khi bạn đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng, cũng có trường hợp chỗ hàm bị mòn cổ răng trở nên sưng, nướu đau và nhức răng cảm giác dai dẳng khó chịu.


Mòn cổ răng thường xảy ra ở răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ. Ban đầu dấu hiệu của mòn cổ răng chỉ là một rãnh nhỏ dưới gần chân răng khiến bệnh nhân không để ý. Dần dần rãnh mòn phát triển, gây đau nhức, ê buốt và trong trường hợp nặng có thể gãy ngang thân.

Có nhiền nguyên nhân mòn cổ răng


– Nguyên nhân cơ học:

Một trong những tổn thương cơ học thường gặp khiến mòn cổ răng chính là việc chải răng không đúng cách. Cùng với việc sử dụng bàn chải lông cứng chải miết trên thân răng và phần cổ răng quá nhiều – nơi có độ chịu lực và chịu mòn thấp, lâu ngày phần men răng và ngà răng sẽ lộ dần khiến răng ê buốt và xuất hiện các rãnh nhỏ ngang thân. Ăn nhai quá mức các thức ăn cứng và dai hoặc tật nghiến răng trong khi ngủ cũng là một trong số các nguyên làm cho tình trạng mòn cổ chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

–Nguyên nhân hóa học:

Song song với sự tác động của các yếu tố cơ học thì nguyên nhân mòn cổ răng chủ yếu cũng xuất phát từ những tác dụng của axit có trong khoang miệng hoặc do những thực phẩm chứa nhiều axit gây nên. Chất axit âm thầm diễn tiến làm mòn lớp men răng bên ngoài khiến phần ngà bị lộ hoặc nghiêm trọng hơn có thể tấn công đến các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà, làm cho các tổ chức răng bị phá vỡ gây nên tình trạng ê buốt kéo dài.

Bên cạnh những nguyên nhân mòn cổ răng cơ học và hóa học thì các bệnh lý cũng khiến cho cổ răng mòn dần, thậm chí là tụt nướu. Khi mô lợi và xương ổ răng vùng gần cổ răng bị co ngót do tác động của bệnh viêm nha chu mạn tính, chuyển động cơ học của bàn chải, điều này làm lộ ra vùng ngà răng đáng lẽ phải được che phủ bởi mô nha chu và khi vùng này lộ ra, sức chống chịu mài mòn của ngà răng kém hơn men răng rất nhiều nên sẽ bị mòn lõm tăng dần theo thời gian.

Phương pháp điều trị các nguyên nhân mòn cổ răng hiệu quả?

Nếu cổ răng bị mòn khoảng 1mm trở lên thì hàn trám sẽ được chỉ định nhằm bù chất liệu nhân tạo vào vùng răng bị khuyết hoặc ghép vạt lợi che phủ phần chân răng, tránh xảy ra tình trạng lộ ngà.

Hàn trám hiện được coi là phương pháp phổ biến nhất giúp hạn chế hiện tượng tiêu chân răng. Chất liệu composite bù vào phần men răng bị mất sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng đau nhức. Nếu như chỗ cổ răng bị mòn quá mức thì nha sỹ sẽ chỉ định bọc sứ nhằm giữ cho chân răng không bị tiêu và tạo lực nhai ổn định, chắc chắn.

Trị dứt điểm sâu răng bằng bài thuốc dân gian dễ làm

Những cơn đau răng khiến bạn không thể ăn, thậm chí là gặp khó khăn trong giao tiếp. Với những bài thuốc dân gian đơn giản bạn có thể “diệt gọn” sâu răng an toàn và hiệu quả.



Nguyên nhân gây sâu răng

Sâu rằng là căn bệnh rất phổ biến, chiếm tới 90% trong số các bệnh thường gặp về răng miệng. Tỷ lệ này ở người Việt là khá cao.

Vi khuẩn gây sâu răng luôn tồn tại trong khoang miệng, khi có điều kiện thích hợp từ nguồn thức ăn, sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng).

Các chất này hòa tan chất hữu có và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu răng. Khi đó các vi khuẩn bám vào răng tạo thành các đốm khuẩn, tấn công răng và gây sâu răng.


Các bài thuốc chữa sâu răng từ dân gian
Bạn có thể áp dụng 1 trong các bài thuốc dân gian sau để điều trị bệnh sâu răng. Đây là những bài thuốc lành tính, hiệu quả cao, lại dễ áp dụng tại nhà, tiết kiệm về chi phí hợp lý nhất mà bạn nên sử dụng.

1. Chữa sâu răng bằng hoa cúc vàng

Nguyên liệu: 5 cành cúc vàng.

Cách làm:

Nhổ các cánh hoa ra, rửa sạch rồi đặt vào cánh vào chỗ răng sâu. Ngậm và nhai cánh hoa sẽ có tác dụng diệt khuẩn cho răng khi chất tiết ra từ cánh hoa thẩm thấu vào chỗ sâu.

Cho số cánh hoa còn lại vào chai ngâm cùng rượu trắng. Qua đêm là có thể dùng được, nhưng ngâm càng lâu càng tốt.

Liều dùng:

Mỗi ngày ngậm 1 ngụm nhỏ khoảng 2-3 lần. Sau 2-3 tuần sẽ thấy bệnh tiến triển tốt.

Gừng có tính diệt khuẩn, kháng viêm mạnh nên chữa sâu răng rất tốt

Gừng có tính diệt khuẩn, kháng viêm mạnh nên chữa sâu răng rất tốt

2. Chữa sâu răng bằng gừng

Nguyên liệu: 100g gừng để cả vỏ.

Cách làm:

Rửa sạch gừng, giã nát rồi đắp lên chỗ bị sâu răng.

Liều dùng:

Ngày đắp 1 lần vào lúc tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Để qua đêm. Dùng khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi.

3. Chữa sâu răng từ nhựa đu đủ

Nguyên liệu: Quả đu đủ non.

Cách dùng:

Cắt quả đu đủ non, lấy tăm bông thấm nhựa rồi bôi trực tiếp vào chỗ sâu răng. Lưu ý không được nuốt.

Liều dùng:

Dùng liên tục hàng ngày cho tới khi không còn triệu chứng đau nhức nữa thì thôi.

4. Chữa sâu răng bằng cây xương cá

Nguyên liệu: 1 hoặc 2 cành cây xương cá.

Cách dùng:

Đẻ đôi cành cây xương cá để lấy nhựa. Lấy tăm bông thấm nhựa trực tiếp, bôi vào chỗ sâu răng.

Liều dùng:

Dùng ngày một lần, trong vòng 2-3 tuần có sự kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ là khỏi.

Tùy vào vùng miền và mùa, có những nguyên liệu gần gũi, cách làm đơn giản nhất bạn có thể áp dụng để điều trị sâu răng hiệu quả, không còn bị hành hạ bởi những cơn đau "thừa sống thiếu chết" nữa nhé!

Răng sữa bị sâu có nên hàn lại cho trẻ không?

Răng sâu là tình trạng răng bị phá hủy men răng và ngà răng. Mức độ phá hủy sâu tới men hay ngà sẽ phụ thuộc vào mức độ sâu răng nặng hay nhẹ. Sâu răng càng nặng thì sự phá hủy mô răng càng lớn, càng ăn sâu về phía tủy răng.


>> Nha khoa uy tín tại quận 6

Cho nên dù là răng vĩnh viễn hay răng sữa bị sâu đều sẽ gây cho bệnh nhân không ít phiền toái.

Trường hợp của con bạn là sâu răng sữa, cho nên băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn không là rất cần thiết.

Răng sữa bị sâu có nên hàn lại cho trẻ không?

Theo lý thuyết, bất cứ răng nào bị sâu cũng nên hàn trám lại để khôi phục răng về chức năng cũng như thẩm mỹ.

Đây là vấn đề không cần phải cân nhắc nếu là sâu răng vĩnh viễn. Riêng với răng cửa, thực tế băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn là chính bởi cho rằng răng này sẽ được thay thế nên không cần phải quá coi trọng.


Xét cho cùng, suy nghĩ cũng khá hợp lý khi mà chiếc răng sữa đó đã sắp đến thời điểm rụng để được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng nếu là chiếc răng sữa bị sâu sớm, khi mà còn nhiều năm nữa mới rụng đi thì việc để mặc chiếc răng sâu lại hoàn toàn không nên.

Con bạn chỉ mới 3 tuổi, răng hàm là răng ăn nhai quan trọng chỉ được thay chiếc đầu tiên khi trẻ khoảng 9 – 10 tuổi. Răng cửa có vai trò thẩm mỹ, chỉ được thay chiếc đầu tiên khi trẻ 7 – 8 tuổi. Như vậy, con bạn còn cần đến những chiếc răng sữa bị sâu này trong ít nhất là 4 – 5 năm nữa. Khoảng thời gian này đủ để răng sữa bị phá hủy nặng và gây đau nhức cho bé. Bởi vậy, việc hàn trám là cần thiết, không nên vì băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn mà chần chừ để tình trạng sâu răng của bé nặng hơn.

Tình trạng này sẽ gây ra đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân, việc ăn nhai khó khăn hơn do cảm giác ê buốt và nhạy cảm răng khi bị lực nhai đè lên mặt răng sâu. Khi đó là các ống ngà trong ngà răng bị kích thích mới gây nên cảm giác như vậy.

Nếu hàn trám thì trước đó, bé sẽ được điều trị lấy hết mô răng sâu để tránh bị đau nhức. Sau đó mới thực hiện hàn trám lại để phục hồi răng đồng thời ngăn ngừa tái phát răng sâu.

Sau hàn trám, chiếc răng của bé sẽ ăn nhai được bình thường nên bạn có thể yên tâm.

Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề răng sữa bị sâu có nên hàn hoặc cần cho bé thăm khám miễn phí, bạn có thể liên hệ tới Nha Khoa KIM, bác sỹ nội nha giỏi và có nhiều kinh nghiệm điều trị cho trẻ nhỏ sẽ trực tiếp khám và tư vấn.

Phải làm sao khi trẻ mọc răng bị sốt cao?

Khi bé mọc răng hàm sẽ rất đau nhức và khó chịu, có khi không thể nhai được, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua được giai đoạn khó khăn này mà vẫn duy trì được sức khỏe tốt?


>> Cách điều trị răng hô

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm có 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới .

Tuy nhiên, thời gian mọc răng của các bé cũng có sự khác nhau do yếu tố thể chất quyết định, một số bé 4, 5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé hơn 1 tuổi mới có chiếc răng đầu tiên.

Khi bé mọc răng hàm, cơ thể của trẻ có những thay đổi, đặc biệt là đối với mọc răng hàm thì hiện tượng sốt các bé hầu như đều trải qua. Tình trạng sốt nhẹ này có thể kéo dài trong vòng vài ngày và thuyên giảm dần.


Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé. Cần phân biệt bé sốt là do mắc bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng, cơ thể có thể bị co giật.

Bé mọc răng hàm sốt cao chỉ định hỗ trợ điều trị ra sao?

Khi bé mọc răng hàm có dấu hiệu sốt nóng cao thì cha mẹ nên lưu ý lau mát hạ sốt toàn thân cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng.

Bên cạnh đó, bạn vẫn cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi cho bé ăn hoặc bú sữa thì tốt nên dùng khăn ướt hoặc gạc mềm quấn quanh ngón tay và lau phần lợi để làm sạch các mảng bám trên răng cho bé.

Mọi băn khoăn của bạn liên quan đến tình trạng bé mọc răng hàm, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết.

Bệnh thiểu sản men răng có chữa được không

Thiểu sản men răng là bệnh lý thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần trong men răng, chu yếu là canxi và fluor. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng. Bệnh cũng làm cho răng trở nên yếu đi làm ảnh hưởng đến ăn nhai và dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm răng,…


>>Chữa sâu răng giá bao nhiêu
>>Chữa sâu răng ở đâu


Thiểu sản men răng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người, theo các mức độ khác nhau nên có thể được phát hiện hoặc không. Đây là bệnh lý răng khó hồi phục nhất vì men răng ở người trưởng thành không có khả năng làm mới nên khi phát hiện thì tình trạng thiểu sản đã ở giai đoạn không thể bù đắp được. Vậy bệnh thiểu sản men răng này có thể được chữa trị như thế nào, làm sao để ngăn ngừa tình trạng thiểu sản tiến triển nặng hơn? Thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây.

Thiểu sản men răng và các tác hại của bệnh



Nguyên nhân của bệnh thiểu sản men răng

Men răng được kiến tạo bởi thành phần chính là canxi và fluor. Ngay khi răng mọc, 2 chất này đã có sữn trong xương hàm ở cơ thể có đầy đủ canxi và fluor sẽ được nạp vào cấu trúc cảu răng để tạo thành men răng. Khi răng mọc, fluor tiếp tục bồi đắp từ bên ngoài nhờ việc chúng ta uống, bôi hoặc đánh răng, súc miệng nước có chứa Fluor.

Khi có sự thiếu hụt hoặc xáo trộn của 2 chất này, răng sẽ bị thiểu sản men răng. Từ 2 nguồn cung cấp bên ngoài và bên trong, chúng ta có thể xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh này. Thứ nhất là khi mang thai bà mẹ không ăn uống và bổ sung đủ 2 chất này khiến trẻ sinh ra bị thiếu canxi và fluor trong cơ thể dẫn đến khi mọc răng không có đủ “nguyên liệu” để hình thành men răng hoàn hảo. Nguyên nhân thứ hai là do không vệ sinh và chải răng đúng cách làm mòn men răng. Sau đó, lại không bổ sung fluor từ bên ngoài thông qua các sản phảm dùng hàng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống,…

Thời điểm bổ sung Fluor tốt nhất

Trẻ trong khoảng từ 7-8 tuổi, cơ thể hấp thụ tốt fluor qua các thực phẩm dùng hàng ngày như nước uống, sữa, nước muối, viên uống fluor, thêm kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor thì các ion fluor sẽ có thể ngấm được vào răng để bổ sung men răng cho đến khi 12 – 15 tuổi.

Như vậy, thời điểm fluor ngám vào men răng tốt nhất là trong độ tuổi từ 7 – 15 tuổi.

Cách bổ sung fluor như thế nào?

Có thể bổ sung fluor theo 2 đường: Dùng toàn thân và tại chỗ

– Dùng toàn thân: Đây là dạng bổ sung thông qua cách hấp thụ vào cơ thể bằng đường tiêu hóa. Các sản phẩm có thể sử dụng như muối ăn, nước uống, hoặc thuốc bao gồm dạng viên hoặc dạng giọt. Đối với cách này, chỉ nen áp dụng 1 phương pháp trong một thời điểm không nên cùng lúc sử dụng nhiều cách như đã nêu ở trên.

– Dùng tại chỗ: Đây là cách thoa fluor trực tiếp vào men. Các sản phẩm thông dụng nhất là kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor pha lượng theo tỷ lệ 0,2%. Dùng 1 lần/ tuần. Nước flur 0,05% có thể dùng hàng ngày.

Bác sỹ Nha Khoa khuyến khích bạn tự bổ sung fluor tại nhà để ngừa bệnh thiểu sản men răng. Nhưng lưu ý cẩn thận khi áp dụng phương pháp này cho trẻ <6 tuổi. Đối với các bé, cách tốt nhất là bổ sung fluor bằng đường tiêu hóa thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Riêng với người trường thành đã bị thiểu sản men răng, bác sỹ Nha Khoa thường khuyên khách hàng nên có biện pháp bảo vệ răng bằng các phương pháp thẩm mỹ như dùng mặt dán sứ hoặc trám men nhân tạo kết hợp song song với việc bổ sung fluor hàng ngày để bồi đăp trở lại men răng. Đây là cách vừa bảo vệ răng, vừa làm đẹp lại có thể điều trị được thiểu sản men răng tốt nhất.

Phụ nữ đang mang thai có nên đi làm răng ?

Theo các bác sỹ nha khoa, hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp gây tê cục bộ. Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi và trong thành phần không chứa các chất gây co mạch. Những loại thuốc gây mê như thế không nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.


>>cách trị sâu răng dân gian

1. Trong thời gian mang thai và cho con bú không nên gây tê?

Một số người cho rằng phụ nữ không nên chữa răng trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, điều này không đúng. Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp về vấn đề này.



2. Không nên chụp X quang trong thời gian mang thai?

Trong thời gian chữa răng, cần phải làm từ 1 – 5 lần chụp X quang. Khi chụp X quang, những tia nhỏ sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để vào phần răng cần chữa trị.

Những tia X quang trong trường hợp này được sử dụng thấp hơn ngưỡng cho phép 10 lần, nên không có hại cho cơ thể. Hiện nay, có những thiết bị hiện đại có thể thực hiện chụp X quang không phải bằng phim mà bằng bộ cảm biến điện. Những tia phát ra từ thiết bị này còn thấp hơn 10 lần nữa.

Hơn nữa, trong thời gian chữa răng cho những bệnh nhân đang mang bầu, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân mặc những chiếc áo chuyên dụng để tránh những ảnh hưởng của chụp X quang.

3. Trong thời gian mang bầu không nên chữa răng?

Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.

Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Các nhà khoa học khẳng định, những có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.

Chăm sóc trẻ bị viêm nướu răng

Đa số trẻ mắc viêm lợi (nướu răng) dưới 3 tuổi, do các bậc phụ huynh thường ít vệ sinh răng miệng cho con ở độ tuổi này.

Chữa đau răng trẻ em (http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-dau-rang-tre-em-cuc-nhanh-va-hieu-qua/)

Gần đây, khá nhiều bố mẹ lo lắng đưa con đi khám khi thấy trẻ sưng nề lợi, chảy máu răng. Vệ sinh răng miệng kém, thời tiết chuyển sang hè vi khuẩn sinh sôi là những lý do khiến bệnh này đang rầm rộ.

Nướu răng là hệ thống phần mềm bao quanh chân răng. Bệnh viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.



Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng là vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng nhất là ở khe nướu. Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Phương pháp điều trị

Khi bị viêm nướu răng, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ. Việc tự ý chữa thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến viêm nha chu.

Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Cách phòng bệnh

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, sau khi cho bé ăn hay bú sữa, phụ huynh nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.


Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Nên cho trẻ đi khám để lấy cao răng (vôi răng) định kỳ mỗi 3 tháng một lần. Trám răng sâu và chỉnh hình răng nếu có sai lệch và điều trị các bệnh lý nguyên nhân nếu có.

Có thể bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu được không?

Trước khi bọc sứ thì mài cùi răng sẽ được tiến hành để sửa soạn hình khối cụ thể cho răng sứ lắp lên trên. Nếu chân răng bị yếu thì việc mài cùi chắc chắn không thể tiến hành được. Ngoài ra, một chân răng khỏe mạnh sẽ là một tiêu chuẩn cơ bản để khi bọc sứ mão sứ có thể lưu giữ chắc trên răng, sát khít nướu mà không bị hở viền chân răng.


Trên thực tế, 60 tuổi vẫn có thể bọc răng sứ được bạn nhé. Tuy nhiên, răng muốn bọc sứ cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định: phần răng không bị vỡ mẻ hơn một nửa, chân răng còn tốt, không bị lung lay. Sở dĩ trước khi bọc nha sỹ cần thăm khám kỹ và có nhưng yêu cầu này là bởi bọc sứ sẽ dùng một mão sứ bên ngoài chụp lên trên phần răng thật, nếu như răng thật của bố bạn không còn chắc chắn thì việc mài cùi bọc sứ sẽ không khả thi, nguy cơ làm hỏng răng rất cao.

60 tuổi bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu được không?
Nếu như răng hàm của bố bạn tuy bị sâu nhưng vẫn còn chắc chắn và không bị vỡ gần hết thì hoàn toàn có thể bọc răng sứ cho răng sâu. Phương pháp này sẽ tạo ra một mão sứ bên ngoài bọc chụp bảo vệ cho răng thật khỏi tác động bên ngoài cũng như vi khuẩn có hại, giúp bảo tồn răng một cách tối đa. Phương pháp trám răng chỉ có thể giúp tái tạo hình dáng tạm thời mà không có hiệu quả lâu dài bởi khi vết trám gá lên chỗ răng sâu thì sau một thời gian sẽ bị bong bật. Bọc sứ sở dĩ có độ bền cao là bởi phương pháp này bọc trọn phần răng thật từ mặt nhai cho đến sát nướu nên hoàn toàn không xảy ra tình trạng bong bật.

Trước khi bọc sứ cho răng sâu, răng hàm sẽ được làm sạch vết sâu để loại bỏ hoàn toàn các mầm mống gây bệnh. Đây là thao tác quan trọng mà nha sỹ không thể bỏ qua. Trong trường hợp phần chân răng đã lung lay hoặc răng đã bị vỡ mẻ quá mức thì bọc sứ sẽ không có hiệu quả và bắt buộc phải nhổ răng. Chỗ chân răng hàm bị trống tốt nhất nên cấy ghép implant để hạn chế tiêu xương hàm và phục hình tốt nhất. Bọc răng sứ có hiệu quả tốt nhất khi bạn được thực hiện với công nghệ răng sứ CT 5 chiều hiện đại nhất hiện nay.

Nỗi lo lắng về chuẩn kích thước răng sứ cũng như có sát khít nướu hay không sẽ được loại bỏ hoàn toàn với công nghệ mới bởi hệ thống thiết kế răng sứ hoàn toàn trên máy tính CAD/CAM và camera siêu nhỏ truyền dẫn tín hiệu khi bọc sứ. Răng sứ sau khi bọc có độ bền chắc cao, màu sắc sáng bóng tự nhiên, hoàn toàn không bị bong bật hay xỉn màu khi ăn nhai.

www.google.si/url?q=http://dieutrirangsau.com/
Được tạo bởi Blogger.