Nguyên nhân mòn cổ răng và cách điều trị hiệu quả nhất

Một trong những vấn đề răng miệng thường gặp nhất chính là tình trạng mòn cổ chân răng khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là những cơn ê buốt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc. Việc tìm hiểu nguyên nhân mòn cổ răng sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất.



Triệu chứng mòn cổ răng

Mòn cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5), răng số 6 và các răng cửa. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này chính là tình trạng ê buốt chân răng khi ăn các thức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt.

Chỗ chân răng cũng bị ê nhức khi bạn đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng, cũng có trường hợp chỗ hàm bị mòn cổ răng trở nên sưng, nướu đau và nhức răng cảm giác dai dẳng khó chịu.


Mòn cổ răng thường xảy ra ở răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ. Ban đầu dấu hiệu của mòn cổ răng chỉ là một rãnh nhỏ dưới gần chân răng khiến bệnh nhân không để ý. Dần dần rãnh mòn phát triển, gây đau nhức, ê buốt và trong trường hợp nặng có thể gãy ngang thân.

Có nhiền nguyên nhân mòn cổ răng


– Nguyên nhân cơ học:

Một trong những tổn thương cơ học thường gặp khiến mòn cổ răng chính là việc chải răng không đúng cách. Cùng với việc sử dụng bàn chải lông cứng chải miết trên thân răng và phần cổ răng quá nhiều – nơi có độ chịu lực và chịu mòn thấp, lâu ngày phần men răng và ngà răng sẽ lộ dần khiến răng ê buốt và xuất hiện các rãnh nhỏ ngang thân. Ăn nhai quá mức các thức ăn cứng và dai hoặc tật nghiến răng trong khi ngủ cũng là một trong số các nguyên làm cho tình trạng mòn cổ chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

–Nguyên nhân hóa học:

Song song với sự tác động của các yếu tố cơ học thì nguyên nhân mòn cổ răng chủ yếu cũng xuất phát từ những tác dụng của axit có trong khoang miệng hoặc do những thực phẩm chứa nhiều axit gây nên. Chất axit âm thầm diễn tiến làm mòn lớp men răng bên ngoài khiến phần ngà bị lộ hoặc nghiêm trọng hơn có thể tấn công đến các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà, làm cho các tổ chức răng bị phá vỡ gây nên tình trạng ê buốt kéo dài.

Bên cạnh những nguyên nhân mòn cổ răng cơ học và hóa học thì các bệnh lý cũng khiến cho cổ răng mòn dần, thậm chí là tụt nướu. Khi mô lợi và xương ổ răng vùng gần cổ răng bị co ngót do tác động của bệnh viêm nha chu mạn tính, chuyển động cơ học của bàn chải, điều này làm lộ ra vùng ngà răng đáng lẽ phải được che phủ bởi mô nha chu và khi vùng này lộ ra, sức chống chịu mài mòn của ngà răng kém hơn men răng rất nhiều nên sẽ bị mòn lõm tăng dần theo thời gian.

Phương pháp điều trị các nguyên nhân mòn cổ răng hiệu quả?

Nếu cổ răng bị mòn khoảng 1mm trở lên thì hàn trám sẽ được chỉ định nhằm bù chất liệu nhân tạo vào vùng răng bị khuyết hoặc ghép vạt lợi che phủ phần chân răng, tránh xảy ra tình trạng lộ ngà.

Hàn trám hiện được coi là phương pháp phổ biến nhất giúp hạn chế hiện tượng tiêu chân răng. Chất liệu composite bù vào phần men răng bị mất sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng đau nhức. Nếu như chỗ cổ răng bị mòn quá mức thì nha sỹ sẽ chỉ định bọc sứ nhằm giữ cho chân răng không bị tiêu và tạo lực nhai ổn định, chắc chắn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.