Răng bị sâu có nên nhổ hay không?

Sâu răng có nguyên nhân là do vi khuẩn và chủ yếu là Streptococcus Mutans gây nên. Vi khuẩn thường bám trên các mảng bám răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Acid này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng.


Ban đầu khi răng chớm sâu có thể bạn chưa có cảm giác nhiều nhưng khi lỗ răng sâu phát triển có thể gây nên tình trạng đau nhức dữ dội. http://dieutrirangsau.com/benh-sau-rang-co-di-truyen-khong/



Với trường hợp răng sâu, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể và quyết định xem có nên nhổ hay không. Thông thường, bảo tồn răng tối đa là nguyên tắc cơ bản trong điều trị nha khoa. Với trường hợp răng chớm sâu thì có thể điều trị bằng cách tái khoáng phần răng bị sâu. Tái khoáng tức là dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu, giúp hạn chế quá trình hủy khoáng do acid gây nên.

 Nếu như vết sâu đã khá lớn và gây vỡ, mẻ thì bác sỹ sẽ tiến hành trám răng với chất liệu composite hoặc amalgam. Trước khi trám, răng sâu sẽ được nạo sạch vết sâu, loại bỏ hết các mô răng bị bệnh bằng một dụng cụ chuyên dụng để hạn chế mầm mống gây sâu răng phát triển trở lại. Tiếp đó, chất liệu trám sẽ được đưa vào để trám bít vết sâu và chiếu đèn laser để đông cứng chỗ hàn trám lại. http://dieutrirangsau.com/rang-sau-co-nieng-duoc-khong/

Trong những trường hợp rãnh sâu to, chữa sâu răng bằng hàn trám không mang lại hiệu quả thì bọc răng sâu sẽ được chỉ định để bảo tồn tối đa răng thật và hạn chế quá trình xâm nhập của vi khuẩn hay tác nhân bên ngoài tới chỗ răng sâu.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vẫn phải thực hiện việc nhổ răng đối với những răng không thể giữ lại được như: răng sâu quá lớn chỉ còn lại chân hoặc vết sâu đã lan đến tủy gây nên tình trạng viêm tủy cấp. Lúc này, nếu răng không được nhổ không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn có ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, thậm chí có thể gây tiêu xương.


Việc nhổ bỏ các chân răng thường không phức tạp và với công nghệ hiện đại ít gây nên những biến chứng nguy hiểm. Thông thường, bác sĩ sẽ khám trên miệng xem có cần thiết phải chụp X-quang hay thực hiện một vài xét nghiệm đơn giản trước nhổ. http://dieutrirangsau.com/cach-chua-sau-rang-cho-nguoi-lon/

Hiện nay, với sự phát triển của nhiều loại thuốc tê rất hiệu quả, sau khi gây tê bạn sẽ không còn cảm giác đau tại vùng răng cần nhổ, bác sỹ sẽ sử dụng những dụng cụ thích hợp để nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng, nạo sạch các mô bệnh lý ở vùng quanh chóp. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân chỉ cần nắn gòn chặt tại chỗ nhổ trong 30 phút đến 1 giờ để cầm máu.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.