Nguyên nhân gây lệch lạc răng - sai hình xương hàm

Một khuôn mặt đẹp và một nụ cười tươi xinh sẽ tạo ấn tượng tốt và giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể gặp phải vấn đề cung răng lệch lạc làm sai khớp cắn và xương hàm phát triển không cân đối làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của bạn.



A/ Nguyên nhân gây lệch lạc răng - sai hình xương hàm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc răng, sự sai hình xương hàm, sai khớp cắn... Nguyên nhân có thể do những đặc tính di truyền, hoặc những rối loạn bẩm sinh hay mắc phải (còn gọi là yếu tố môi trường). Tuy nhiên có thể tóm tắt trong 5 nguyên nhân sau đây:



1. Rối loạn trong sự phát triển của răng.
Đây là nguyên nhân phổ biến, gặp trong những trường hợp sau:
Thiếu răng bẩm sinh
Răng dị dạng và răng dư
Quá trình mọc răng bị cản trở
Răng mọc sai vị trí
Răng sữa mất sớm
Răng di chuyển do chấn thương

2. Loạn chức năng cơ
Hệ cơ mặt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương hàm nên khi vì lý do nào đó một phần hệ cơ bị mất sẽ dẫn đến một phần của mặt kém phát triển

3. Bệnh to cực và phì đại một bên hàm dưới
Trong bệnh to cực, xương hàm dưới có thể tăng trưởng quá mức gây nhô hàm dưới (khớp cắn hạng III). Thỉnh thoảng có thể có sự tăng trưởng quá mức ở một bên hàm dưới mà không rõ nguyên nhân.

4. Rối loạn trong sự phát triển của phôi thai
Có thể do rối loạn về gen hay ảnh hưởng của môi trường. Một số hóa chất có thể gây bất thường bẩm sinh hoặc bất thường trong sự phát triển bào thai ví dụ như: aspirin, khói thuốc lá, dilantin, valium có thể gây khe hở môi và hàm ếch.

5. Rối loạn trong sự tăng trưởng của xương
Có thể gặp trong trường hợp bào thai bị chèn ép (cụ thể là trên vùng mặt) làm lệch lạc những vùng tăng trưởng nhanh. Hay chấn thương ở hàm dưới khi sinh và cũng có thể do gãy xương khi trẻ còn nhỏ.

Nguyên nhân (4) và (5) chiếm tỉ lệ rất thấp


Ngoài những nguyên nhân đặc thù trên, sai khớp cắn, sai hình xương hàm còn có thể do những thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến cân bằng các lực tác động trên răng và xương hàm chẳng hạn như: thói quen mút tay, đẩy lưỡi, cắn môi, thở miệng, . . . Dinh dưỡng cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng sự phát triển của răng và xương hàm.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.