Trám răng hàm trên bằng công nghệ nào?

Trám răng sâu hàm trên khá đơn giản nếu đáp ứng những tiêu chuẩn nha khoa như vật liệu, công nghệ trám răng hàm trên và đặc biệt tay nghề bác sĩ. Vậy trám răng sâu hàm trên có vĩnh viễn hay không? Theo dõi ngay bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất nhé!


Trám răng sâu thường được thực hiện khá đơn giản với vật liệu amalgam hoặc composite. Nếu như amalgam còn gọi là trám bạc thường áp dụng cho trám răng hàm do độ chịu nhiệt tốt cũng như độ bền cao hơn thì composite lại là vật liệu số 1 cho trám răng cửa khi nó có màu sắc khá tương đồng với màu răng thật và màu sắc này có thể điều chỉnh được.

Trước khi tiến hành trám vật liệu thì việc làm sạch vết sâu sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp giảm đau nhức khi nạo sạch tất cả các mô răng bệnh, ngà mủn. Thao tác này cần được thực hiện thận trọng để làm sạch hoàn toàn vết sâu mà không tổn hại tới các mô răng lành.

Trám răng sâu hàm trên có bền vĩnh viền hay không?
Trên thực tế, phương pháp trám răng sâu hàm trên không có độ bền vĩnh viễn và cũng không có phương pháp nào có thể duy trì hiệu quả mãi mãi. Điều này được giải thích là bởi vật liệu trám trực tiếp thường có độ bám dính không tốt với bề mặt trám, sau khoảng 2-4 năm thì do tác động bên ngoài sẽ có xu hướng bong trượt khỏi mặt răng. Nếu bạn xác định thực hiện theo cách trám trực tiếp này thì cần chấp nhận một vài năm sẽ đi trám lại một lần.




BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Trám răng có cần lấy tủy
Bọc răng sứ titan giá bao nhiêu

Tuy nhiên, nếu được thực hiện với công nghệ trám tân tiến nhất hiện nay là Laser Tech thì hiệu quả của vết trám có thể kéo dài được thêm một vài năm tức là độ bám dính của vật liệu trám tốt hơn do công nghệ trám sẽ tăng cường chân bám cố định trên răng, hạn chế tình trạng xoang trám thẩm nước.

Đặc biệt, nếu bạn thực hiện trám răng hàm sâu thì ngoài cách trám thông thường hoàn toàn có thể thực hiện trám gián tiếp Inlay/Onlay. Phương pháp này về bản chất khá giống với cách bọc sứ nhưng vết trám không bao trọn phần cùi răng thật mà chỉ lấp đầy và phục hình phần răng bị sâu mà thôi. So với cách trám amalgam thì trám Inlay/Onlay rõ ràng mang lại hiệu quả cao hơn và thời gian thực hiện cũng lâu hơn.

Nha sỹ cần tạo xoang trám sau khi nạo sạch vết sâu, dấu răng sẽ được lấy để gửi về labo chế tạo miếng trám. Sau đó, miếng trám sẽ được gắn vào vết sâu tương thích hoàn toàn. Thông thường, sẽ cần 2-3 lần hẹn với nha sỹ để hoàn thành quy trình trám gián tiếp.



Nguồn: http://benhviennhakhoa.com/nen-an-gi-sau-khi-tram-rang-la-tot-nhat.html

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.