Hàn răng không đau cho trẻ phục hình răng hiệu quả

Hàn răng không đau cho trẻ em tuy manh lại kết quả điều trị rất cao và nhanh chóng, nhưng không phải trường hợp nào cũng có áp dụng phương pháp này. Theo các chuyên gia nha khoa, hàn trám răng thường được bác sĩ chỉ định khi:

Mô răng bị phá hủy ( nhẹ) do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, tủy hoại tử…
Răng có hình dáng dị dạng như quá ngắn, quá dài, quá nhỏ, quá méo…
Răng bị gãy vỡ – sứt mẻ ( không quá ½ thân răng) do gặp tại nạn, té ngã hoặc do va đập mạnh vùng hàm mặt vào vật cứng.
Xem thêm:
Răng bị mòn mặt nhai do trẻ chải răng quá mạnh hoặc do ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa axit.
Các răng cối của trẻ có trũng rãnh sâu, thức ăn dễ bám động vào và khó được làm.


Hàn răng không đau cho trẻ là giải pháp phục hình răng thẩm mỹ mang lại hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng nhất hiện nay.

Lưu ý: Hàn trám răng chỉ tác động đến phần thân răng bị hư hỏng hoặc có khiếm khuyết, có thể là ở rìa răng – mặt nhai – cạnh răng – cổ chân răng… Những mô răng khỏe mạnh khác, không bị tổn thương sẽ không tác động đến.
Hàn răng không đau cho trẻ diễn ra như thế nào?

Quy trình hàn răng không đau cho trẻ cũng được tiến hành tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên, thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn chút ít, thông thường khoảng từ 20 – 30 phút, thay đổi tùy theo từng tình trạng cụ thể. Vật liệu hàn trám răng mà bác sĩ nha khoa thường sử dụng là composite hoặc amangam. Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình điều trị:

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và chỉ định chụp phim x-quang hàm mặt nếu cần thiết, nhằm xác định mức độ hư hỏng hoặc khiếm khuyết của chiếc răng như thế nào, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám kĩ lưỡng tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, chỉ định chụp phim x-quang hàm mặt…

Tiếp theo, bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Điều này nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo không xảy ra biến chứng nguy hiểm sau điều trị. Sau đó, bề mặt răng sẽ được xử lý bằng dung dịch axit photphoric 30-40% dưới dạng gel, giúp tăng độ bám dính của vật liệu hàn trám.

Với dụng cụ nha khoa chuyên dụng, vật liệu nhân tạo sẽ được bác sĩ đưa vào từng lớp một cách từ từ, nhằm tái tạo lại vùng mô răng bị hư hỏng hoặc khiếm khuyết. Kế tiếp, các lớp trám sẽ được hóa cứng bằng phản ứng quan trùng hợp dưới tác dụng của ánh sáng laser. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa vết trám sao cho đạt được tính thẩm mỹ hoàn thiện, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn, đảm bảo trẻ không cảm thấy cộm cấn hay vướng víu khi ăn nhai.

Dưới tác động của ánh sáng laser, vật liệu hàn trám sẽ được gắn cố định vào răng chỉ trong vòng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Lưu ý quan trọng sau khi hàn răng không đau cho trẻ

Để miếng trám có thể tồn tại dài lâu trên răng, đồng thời không bị xỉn màu – ố vàng theo thời gian thì sau khi hàn trám răng không đau cho trẻ, cha mẹ nên chú ý những vấn đề sau:

Không nên cho trẻ ăn uống trong vòng 2 giờ đầu tiên sau khi kết thúc ca hàn trám răng. Điều này nhằm giúp miềng trám có thể bám chặt vào răng, không bị lệch lạc hoặc bong bật ra khỏi vị trí ban đầu.

Tập cho trẻ thói quan chải răng thường xuyên, từ 2 – 3 lần/ngày. Hướng dẫn chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Nên chọn cho trẻ những loại kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi, bàn chải có đầu tròn và lông mềm.

Sau khi hàn trám răng cho trẻ, cha mẹ nên chú ý quan tâm việc vệ sinh răng miệng của trẻ mỗi ngày, nhằm giúp miếng trám có thể tồn tại lâu trên răng.

Hạn chế cho trẻ ăn uống những thực phẩm chứa đường và tinh bột, quá cứng, quá dai, quá lạnh, quá cay nóng… vì chúng sẽ khiến miếng trám dễ bị gãy vỡ – bong sút khi ăn nhai, thậm chí có thể gây ra bệnh sâu răng ở vị trí hàn trám.

Nên đưa trẻ đi đến gặp bác sĩ nha khoa ngay nếu như sau khi hàn trám trẻ có các biểu hiện như răng đau nhức – ê buốt khi ăn nhai, lợi bị sưng tấy và đau nhức, miếng trám bị cộm cấn khi ăn nhai…

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.