Cười hở lợi là nỗi tự ti của không ít bệnh nhân. Niềng răng chữa cười hở lợi có được không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết sau đây nhé.
Cười hở lợi là gì?
Khi cười, khoảng cách từ cổ răng đến vành môi trên vượt quá 3mm thì được coi là cười hở lợi. Tuy không phải bệnh lý nhưng xét theo tiêu chí thẩm mỹ thì cười hở lợi là một khuyết điểm, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, khiến khách hàng không tự tin trong giao tiếp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi
Tình trạng khuyết điểm cười hở lợi là do 3 nguyên nhân chính:
+ Cười hở lợi do răng
+ Cười hở lợi do xương hàm
+ Cười hở lợi do lợi
Thông thường, khi nhắc đến chữa cười hở lợi, chữa hô móm thì người ta sẽ nghĩ ngay đến giải pháp là niềng răng. Vậy thực chất niềng răng chữa cười hở lợi được không? Có thể khắc phục lâu dài không?
Bài viết xem nhiều
- Chữa hở lợi an toàn: http://benhvienranghammatsaigon.vn/chua-cuoi-ho-loi-co-an-toan-khong.html
- Phẫu thuật hở lợi: http://benhvienranghammatsaigon.vn/phau-thuat-cuoi-ho-loi-nhu-the-nao-thi-hieu-qua.html
NIỀNG RĂNG CHỮA CƯỜI HỞ LỢI ĐƯỢC KHÔNG?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ để chỉnh răng bị mọc lệch lạc, lộn xộn về đúng vị trí của nó. Các khí cụ được sử dụng trong niềng răng có thể là mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc khay Invisalign, v.v… Bạn cần áp dụng trong một thời gian dài mới có thể chỉnh nha hiệu quả, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, chắc khỏe như ý.
Tuy nhiên, không phải trường hợp cười hở lợi nào cũng có thể niềng răng để cải thiện. Bởi chỉ có cười hở lợi do răng thì bạn mới có thể niềng răng, còn với những trường hợp khác thì niềng răng “vô tác dụng”.
Tình trạng cười hở lợi thường do một vài nguyên nhân phối hợp gây nên, do đó cách chữa cười hở lợi cũng có nhiều lựa chọn tùy thuộc nguyên nhân gây nên:
+ Sang chấn khớp cắn khiến răng ngắn giả, nắn chỉnh răng 12 – 24 tháng tùy mức độ lệch lạc của răng.
+ Tiêm Botilinum Toxin vào nhóm cơ nâng môi trên, làm yếu nhóm cơ này, khiến cho môi trên không bị kéo lên quá nhiều khi cười. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời, chỉ kéo dài được 6 – 8 tháng.
+ Phẫu thuật cắt lợi phì đại.
+ Phẫu thuật can thiệp vào nhóm cơ nâng môi trên (phẫu thuật cười hở lợi): Đây là một tiểu phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê tại chỗ để không thấy đau mà không cần gây mê. Bác sĩ can thiệp vào nhóm cơ nâng môi nhằm làm giảm chức năng của nhóm cơ này. Sau phẫu thuật, khi bệnh nhân cười, môi trên sẽ bị kéo sang hai bên là chủ yếu, không bị kéo lên nhiều, do đó không làm lợi bị lộ.
+ Cười hở lợi do lợi phát triển quá mức: Tiến hành gây tê và cắt cung lợi nhẹ nhàng, có thể về ngay sau phẫu thuật.
+ Xương hàm trên phát triển quá mức khiến vùng lợi bị đẩy lộ ra ngoài: Chỉ định là phải phẫu thuật hàm hô kèm chữa cười hở lợi sẽ giúp giải quyết hiệu quả 2 vấn đề trên chỉ trong 1 bước phẫu thuật nhanh chóng. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt Lefort I để đẩy hàm lùi về sau và lún lên trên để điều trị hô và hở lợi, giải quyết cung lợi còn lại sau quá trình phẫu thuật.