Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ em có nên đánh răng sau khi ăn ?

Những trẻ em được cha mẹ tập cho thói quen chải răng sau mỗi bữa ăn có nguy cơ nguy hại ảnh hưởng tới lợi nhiều hơn những trẻ bình thường.

Nguyên nhân do các loại axit có trong thức ăn và đồ uống có trong thức ăn sẽ làm cho men răng mềm đi. trong khi răng bị còn rất non nớt, men răng yếu hơn men răng người lớn, nên việc chải răng ngay khi ăn sẽ làm men răng dễ bị tổn thương. Vi khuẩn vì thế sẽ có cơ hội tấn công vào men răng gây phá hủy men răng và nguy cơ trẻ bị sâu răng sau đó là rất cao.

Xem thêm
http://chamsocrangtreem.vn/rang-ham-cua-tre-co-thay-khong-bs/

Những đồ ăn chứa nhiều axit hoặc các thức uống có chứa lượng đường cao, các loại nước ngọt có ga, một vài loại nước sốt…đều là những thức ăn yêu thích của trẻ. Nhưng các mẹ không ngờ được rằng các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều axit này lại là nguy cơ gây hại men răng non mềm của bé con.



Để bảo vệ men răng non nớt của trẻ và đặc biệt là giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt cho trẻ các mẹ hạn chế cho trẻ ăn nhưng đồ ăn nhanh, các thức ăn đồ uống có chứa nhiều axit. Và không nên bắt bé đi chải răng ngay sau khi ăn uống xong. 

Các bậc phụ huynh có thể giúp bé vệ sinh răng miệng sau khi ăn bằng cách súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối pha loãng hoặc dung dịch nước súc miệng sinh lý được bán phổ biến ở các nhà thuốc.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mọc răng sớm

Đầu tiên mẹ hãy xem xét lại trong gia đình và họ hàng đã có ai mọc răng sớm hơn không, nếu có thì bé cũng có khả năng sẽ mọc răng sớm hơn bình thường.


- Nếu trẻ mọc răng sớm có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt và đi ngoài. Điều này được lí giải vì bé còn ít tháng tuổi nên các cơ quan, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng của bé cũng còn rất yếu nên bé có hiện tượng đi ngoài và sốt nhẹ nhiều hơn so với bé mọc răng bình thường. http://chamsocrangtreem.vn/viem-nha-chu-o-ba-bau/



- Bé còn có các hiện tượng như quấy khóc, dễ cáu, chảy nước dãi nhiều, bỏ bú, sút cân,..

Nếu các hiện tượng này tự động mất trong khoảng thời gian từ 3 - 7 ngày thì không sao, nhưng nếu sau một tuần mà bé vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ vì có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lí nào đó mà mẹ nhầm lẫn với dấu hiệu của việc trẻ mọc răng sớm.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mọc răng sớm:

- Đầu tiên đó có thể là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn đã có người mọc răng sớm thì bạn có thể dự đoán được thời gian trẻ mọc răng. http://chamsocrangtreem.vn/loai-bo-cao-rang-cho-be/

- Trẻ mọc răng sớm chứng tỏ trẻ được bồi dưỡng đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên cũng có nhiều trẻ phát triển về cân nặng và chiều cao bình thường nhưng vẫn chậm mọc răng.

- Trẻ được bổ sung vitamin D, canxi đầy đủ. Trong quá trình mang thai và sau khi sinh nếu mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho bé thì bé sẽ mọc răng sớm hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên, mẹ không nên nghĩ rằng đây là hiện tượng chứng tỏ bé bị thừa canxi mà không bổ sung canxi cho bé nữa, đây là quan niệm sai lầm.

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc trẻ mọc răng sớm hay muộn không có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể. Thậm chí, trẻ mọc răng sớm tạo điều kiện cho bé có thể ăn dặm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ nên phát triển tốt hơn về cân nặng và chiều cao.

Có nhiều người còn quan niệm trẻ mọc răng sớm có thể làm bố mẹ làm ăn không tốt, đây là một quan niệm cực kì sai lầm. Việc bố mẹ làm ăn thất bại và việc trẻ mọc răng sớm hay muộn hoàn toàn không liên quan gì đến nhau nên bố mẹ chớ mê tín mà đổ lỗi cho em bé của mình.

Có một ít bé khi mọc răng thì mọc răng nanh trước răng cửa khiến nhiều mẹ lo lắng. Thực tế là điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, vì chiếc răng nanh này cũng sẽ rụng ngay khi những chiếc răng khác mọc. Nếu mẹ vẫn còn cảm thấy lo lắng có đưa bé đến gặp nha sĩ, trong trường hợp nếu mẹ thấy lợi trẻ có đầu hơi trắng thì mẹ hãy dùng bông tăm thấm nước muối pha loãng và di trên lợi bé, như thế chấm trắng sẽ biến mất. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-som-co-tot-khong/
Bố mẹ nên làm gì khi bé mọc răng sớm?

Khi mọc răng có thể bé sẽ có các hiện tượng như sốt nhẹ, đi ngoài, bỏ ăn, khó ngủ,.. nên bố mẹ cần đặc biệt quan tâm bé hơn. Mẹ nên tham khảo những loại thức ăn có thể cho bé ăn dặm trong quá trình bé mọc răng tùy theo giai đoạn để tập cho bé ăn các loại đồ ăn cứng hơn, tập cho bé nhai. Mẹ lưu ý bé trong quá trình mọc răng sẽ cần có chế độ ăn hợp lí hơn nên mẹ cần để tâm nhiều hơn tránh để bé thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Có nên nhổ răng khểnh cho bé hay không?

Nếu đó là chiếc răng sữa thì bạn nên để nó tự lung lay và rụng. Không nên nhổ sớm vì sẽ khiến các răng khác mọc lấn sang vị trí vừa nhổ khiến răng vĩnh viễn về sau bị lệch đi.


Trong trượng hợp chiếc răng khểnh của bé là răng vĩnh viễn thì bạn nên để nguyên và áp dụng phương pháp niềng răng để cho cả hàm đều hơn. http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/



Tùy theo quan điểm cá nhân mà có người cho rằng răng khểnh có nét duyên, cười đẹp và hấp dẫn. Nhưng một số người lại cho rằng hàm răng đẹp là các răng phải mọc đều nhau. Quan trọng nhất là phải có hàm răng chắc khỏe, không mắc các bệnh lý và giúp cho việc ăn uống thoải mái, dễ dàng. 

Răng khểnh mọc lệch ra ngoài nên sẽ tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ mắc vào bên trong. Đây là nguy cơ khiến các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng phát triển. Vì thế, nếu bạn giữ lại răng khểnh cho bé thì cần chú ý vệ sinh kĩ ở vùng này. Cách tốt nhất là dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau mỗi bữa ăn.

Bạn có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để khám cụ thể tình trạng răng của bé. Để giúp bé có ngoại hình bắt mắt, nụ cười tươi và rạng rỡ, bạn nên cho bé chỉnh nha sớm. Lúc này, những vấn đề về sai lệch khớp cắn, rặng mọc thưa, khấp khểnh, chen chúc đều được chỉnh lại dễ dàng. Xương hàm của bé đang phát triển và mềm giúp răng dễ di chuyển hơn khi đã trưởng thành, thời gian thực hiện nhanh. Lúc này, việc đeo khí cụ niềng răng cũng không khiến bé gặp nhiều trở ngại về ngoại hình. http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-chua-sau-rang-cho-tre-o-dau-tot-va-hieu-qua-nhat/

Niềng răng cho trẻ em tại Nha khoa KIM
Nha khoa KIM là nơi được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn khi đưa trẻ đi chăm sóc răng miệng. Đội ngũ bác sĩ tại đây đều là những người có kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn giỏi. Bé sẽ được chụp X quang, kiểm tra chân răng khểnh và xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên góp ý cho phụ huynh có nên chỉnh răng có bé hay không.

Nếu bạn muốn bé sẽ có hàm răng đều, tự tin khi giao tiếp sau này thì hãy cho bé niềng răng sớm. Công nghệ niềng răng bằng phần mềm Vceph 3D tại đây sẽ đưa ra kế hoạch niềng răng hoàn hảo, phân chia các giai đoạn và vị trí răng cần di chuyển. Bác sĩ sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch để mang lại cho các bé một hàm răng đẹp. http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-nieng-rang-cho-tre-em-o-dau-tot/


Chúng tôi vừa tư vấn cho bạn về vấn đề có nên nhổ răng khểnh cho bé hay không. Mong rằng bạn sẽ có quyết định đúng và giúp bé có hàm răng đẹp trong tương lai.


Tuổi thay răng sữa của bé

Trong quá trình khám răng cho trẻ, với kiến thức tổng hợp về chỉnh nha, các bác sĩ sẽ phát hiện ra những chiếc răng sữa cần phải nhổ sớm, khi cần thiết sẽ phải làm một máng chờ để tránh hiện tượng lệch lạc khớp cắn sau này.

Răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng trưởng thành thay thế. Thứ tự thay răng thường sẽ tương tự như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 12 hay 13 tuổi. Trẻ em mọc răng khi nào đúng thời điểm http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/

Thông thường, khi răng trưởng thành mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa lung lay thật nhiều, bạn có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng và lấy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp răng trưởng thành mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài thì răng sữa không bị tiêu chân và lung lay, khi đó, cha mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để được nhổ răng sữa nếu cần thiết.
Tuổi thay răng sữa của bé
Tuổi thay răng sữa của bé

Cần lưu ý tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé hay tự lấy tay nhổ. Việc làm này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao. Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-thay-rang-sua-luc-may-tuoi/

Trong quá trình thay răng, phải mất một khoảng thời gian răng sữa lung lay rồi mới rụng khiến trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn nên khi thấy chiếc răng đầu tiên của con lung lay, cha mẹ cần động viên con làm cho răng lung lay nhiều hơn để răng nhanh rụng. Ngoài ra, có thể trẻ không muốn ăn hay khó nhai vì chiếc răng lung lay hay vừa nhổ thì cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thay thế các món ăn hằng ngày bằng thức ăn mềm hơn như cháo, súp… và việc đánh răng thường xuyên vẫn phải duy trì đều đặn. Vì sao nên thực hiện lấy tủy răng ở trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/vi-sao-nen-thuc-hien-lay-tuy-rang-o-tre-em/

Nha Khoa luôn chú trọng đến việc nhổ răng sữa cho trẻ. Công việc nhổ răng sữa cho trẻ được thực hiện hết sức nhẹ nhàng và có sự hợp tác của trẻ. Nếu không thì ngay lần đầu tiên bé đi nhổ răng sẽ bị sang chấn về tâm lý, và sẽ là nỗi ám ảnh cho bé suốt cuộc đời.

Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng sữa

Trẻ chậm mọc răng do nhiều nguyên nhân và lí do khiến trẻ chậm mọc răng sữa là vì sao? Nhiều hụ huynh hoang mang về vấn đề này và không biết cách giải quyết thế nào. Thực chất thì chuyện mọc răng sữa ở trẻ là một cơ chế tự nhiên và chúng ta không nên tác động vào mặc dù trong nha khoa có phương pháp tác động nhằm cho răng sữa bật ra khỏi nướu. Tuy nhiên, với đối tượng là trẻ em, để tự nhiên luôn là hướng giải quyết và an toàn.


Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người
Lí do khiến trẻ chậm mọc răng sữa http://chamsocrangtreem.vn/han-rang-sua-cho-be-co-nen-khong/



1.Yếu tố dinh dưỡng

Đối với trẻ dinh dưỡng gần như quyết định sự phát triển toàn diện của cơ thể, không chỉ hệ răng mà còn cơ, xương, … Sự phát triển thể lực chung của cơ thể bé sẽ chi phối khá lớn đến tiến trình “lộ diện” các răng của trẻ theo từng thời điểm.

Những trẻ được bú sữa mẹ đủ tháng, hoặc được cung cấp lượng sữa đảm bảo hàng ngày, kết hợp với các loại thực phẩm đa dạng mà giàu dinh dưỡng, bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm thường có hệ răng phát triển đều hơn, đúng thời điểm mọc răng tại các vị trí.


Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

2. Yếu tố di truyền

Sự phát triển của răng cũng có sự di truyền từ bố mẹ sang con. Đã có những trường hợp thực tế, tiến trình mọc răng của con cũng gần giống với sự mọc răng của bố mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng mà không có tính quyết định. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be/

3. Yếu tố phát sinh

Trong quá trình mọc răng, răng mọc sớm hay muộn còn do nhiều yếu tố khác. Đa phần sự lệch lạc trong mọc răng là do những yếu tố phát sinh khác tạo nên, thậm chí là do những dị tật bên trong rất khó để phát hiện được theo cách thông thường.


Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Nếu có răng thừa mọc ngầm mà chúng ta không biết, chiếc răng này sẽ cản trở sự trồi lên của răng mới hoặc làm chệch hướng mọc cửa răng mới. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị lệch, kênh và ngắn hơn các răng khác.

Những chiếc răng đôi khi cũng bị “mất phương hướng” nên mọc lạc chỗ nên bị chệch ra khỏi cung hàm, không thẳng đều với các răng, thậm chí có thể mọc chéo, mọc ngược gây ra những hậu quả không ngờ theo chiều hướng xấu cho cả răng trên toàn hàm và xương hàm.


Đôi khi mầm răng mới bị ảnh hưởng bởi một chấn thương nào đó mà không thể phát triển lên thành răng hoàn chỉnh được khiến cho vị trí răng đó bị khuyết thiếu như là bị chậm mọc răng. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be-3-tuoi/

Ngoài ra, khi trẻ trong thời điểm mọc răng, bố mẹ không có những tác động kích thích nhú răng để răng và nướu phát triển như cho trẻ nhai thức ăn thô,…

Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?

Khi trẻ bước vào khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Răng sữa sẽ tồn tại cho đến khi trẻ 5-6 tuổi sẽ thay chiếc đầu tiên và hoàn tất khi 10-12 tuổi. Răng sữa là răng ở giai đoạn đầu đời và có vai trò quan trọng trong ăn nhai, phát âm cũng như định hướng vị trí mọc cho răng vĩnh viễn.

Có những dấu hiệu ở bé, tưởng như là những biểu hiện thông thường nhưng có thể “báo hiệu” cho thấy hiện tượng sốt do bé mọc răng hàm:

– Chỉ sốt nhẹ, dưới 38 độ, chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
– Thường hay đưa tay vào miệng cắn hoặc cắn các vật cứng khác
– Hay cọ xát lợi, hay mút
– Có thể đi cầu phân nhão, sệt 3 – 4 lần/ngày
– Quấy khóc, biếng ăn
– Bị ho nhiều hơn
Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?
Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?

Các dấu hiệu này nếu xuất hiện thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi răng nhú lên hiện tượng sốt mọc răng ở trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/hien-tuong-sot-moc-rang-o-tre-em-va-cach-u-ly-tot-nhat/

Khi bé sốt mọc răng hàm bạn chú ý hơn đến thực phẩm chế biến cho bé ăn cần phải mềm, có nước để bé dễ nuốt, nhiệt độ thức ăn vừa phải và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cho bé uống thêm nước ấm mỗi ngày để bù vào lượng nước mất do đi phân lỏng. Nước cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn bệnh chảy máu răng trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/giai-quyet-benh-chay-mau-chan-rang-o-tre-em-triet-de/

Chú ý vệ sinh miệng cho bé kỹ, nhẹ nhàng sau khi ăn, nên sử dụng khăn mềm hoặc bông gạc. Dùng ngón tay thay vì dụng cụ, vì khi mẹ dùng ngón tay bọc khăn mềm vệ sinh sẽ điều chỉnh được lực và chủ động hơn trong thao tác.

Nếu bé mọc răng hàm quấy khóc nhiều hơn, không chịu ăn uống nhiều ngày và sốt cao bạn nên cho bé đi khám để nha sỹ có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nếu bé sốt quá 39 độ, thì không nên kết luận bé sốt do mọc răng hàm. Trường hợp bé tiêu chảy nặng, cũng nên nghĩ ngay đến các bệnh khác. Khi sốt mọc răng, bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ, phân hơi có nước chứ không như tiêu chảy do bệnh khác, răng trẻ bị đen http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-o-den/

Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ như phát ban, chảy dãi và nước mũi nhiều, tiêu chảy, chán ăn, sốt nếu kéo dài sau 4 ngày không thấy răng nhú và tiếp tục kéo dài sau đó thì nó có thể là bệnh lý khác không phải do mọc răng. Do đó,  bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời phát hiện nguyên nhân và hỗ trợ điều trị.

Bạn cần theo sát những diễn biến cơn sốt của trẻ để có biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và đảm bảo cho bé có thể trải qua mọc răng an toàn, thuận lợi và không xảy ra những sai khác bất thường.

Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ

Răng khôn mọc lệch có nên nhổ hay không đang còn là vấn đề gây tranh cãi của nhiều người. Nếu một chiếc răng khôn mọc bình thường thì không bắt buộc phải nhổ bỏ nhưng những trường hợp răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng hàm kế cạnh, với lợi và xương ở xung quanh thì cần phải nhổ.

Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Loại răng này mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Hàm răng của con người thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới) nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng không ở hai hàm. 

Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường “tự tìm đường khác” như mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên. Chức năng của răng khôn không rõ ràng, nhưng những phiền toái mà chiếc răng khôn này gây ra cho khổ chủ lại rất khó lường.
►Xem thêm: Răng cấm của trẻ em có thay không https://goo.gl/PVgrMj

Khi răng khôn mọc vì xương hàm không có đủ vị trí nên nó sẽ đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm chiếc răng khỏe mạnh số 7 dần bị tiêu hủy, lung lay có thể dẫn đến sâu, nặng hơn nó sẽ khiến chiếc răng này bị xô đẩy chèn ép và rụng đi gây mất răng.
Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ
Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ https://goo.gl/EAyPf0 sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao. Một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, gây nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… Đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây hậu quả nghiêm trong thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những trường hợp bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng khôn là khi: răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng… Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung hàm, không có tác dụng gì cho việc ăn nhai, gây trở ngại, khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng.

Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia và đã được các chuyên gia chứng minh thì việc nhổ răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch dự phòng khi chưa xảy ra các biến chứng giúp tránh những tai biến đau nhức cho bệnh nhân về lâu dài và thuận lợi hơn trong công việc hậu phẫu về sau.
►Xem thêm: Nhổ răng sữa bị sâu https://goo.gl/zCPPoB

Triệu chứng sớm của việc răng khôn mọc lệch thường là những cơn đau âm ỉ kéo dài trong khoản 2 tới 3 ngày. Và những cơn đau này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình răng khôn mọc.

Lưu ý khi trẻ thay răng

Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-bi-sau/



Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.

Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ ?  http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-cham-moc-rang/

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Khi một đứa trẻ lớn lên, song song với việc dạy dỗ để hình thành những đức tính tốt cho trẻ thì các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt quan tâm tới giai đoạn thay răng của con em mình. Có như vậy những đứa trẻ của chúng ta sẽ luôn có được hàm răng đều đẹp và nụ cười xinh xắn.

Trẻ được bao nhiêu tuổi để niềng răng hiệu quả

Hiện nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ hiện đại, độ tuổi niềng răng đã có thể mở rộng giới hạn cho cả trẻ em cũng như người trường thành. Theo các chuyên gia chỉnh nha quốc tế, trẻ 6 – 7 tuổi đã có thể bắt đầu chỉnh nha bằng khí cụ duy trì để định hình hàm răng vĩnh viễn ngay từ khi thay răng.

Tại sao như vậy. Bởi vì kỹ thuật chỉnh nha cơ bản được áp dụng là nong hàm khi di chuyển răng. Để tiến hành nong hàm, bệnh nhân sẽ được mở xương khẩu cái. Khi xương khẩu cái mở, vòm hàm mới có thể được mở rộng và tạo khoảng trống cho răng có thể sắp xếp với nhau. Vậy thời điểm niềng răng cho trẻ là khi nào http://chamsocrangtreem.vn/thoi-diem-nieng-rang-cho-tre/ mời bạn đọc qua bài viết.

Tuy nhiên, xương này đóng kín khá sớm, khi trẻ 6 – 7 tuổi hoặc muộn hơn đôi chút là xương khẩu cái đã đóng. Sau thời điểm này, việc nong hàm niềng răng sẽ khó khăn hơn. Và nếu khi trẻ đã nhiều tuổi hơn mà phải nong hàm mở xương khẩu cái thì trong 1/2 thời gian điều trị đầu tiên khuôn miệng sẽ rất mất thẩm mỹ vì răng cửa bị hở rộng.

Vì vậy, 6 – 7 tuổi là trẻ đã có thể chỉnh nha. Dẫu vậy, do chỉnh nha là một kỹ thuật chỉnh hình tổng hợp đôi khi phụ thuộc vào sự phát triển của xương hàm theo độ tuổi của từng trẻ, nên việc niềng răng sớm cung chỉ có thể mang tính dự đoán và phải theo dõi trong nhiều năm cho đến khi xương hàm của trẻ ổn định ở độ tuoir 16 – 17.

Cho nên, nếu muốn biết bao nhiêu tuổi thì niềng răng trẻ mọc lệch http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-moc-lech/ được cho trường hợp của con bạn, tốt nhất nên đưa cháu đến Trung tâm, bác sỹ sẽ thăm khám và cho 2 mẹ con bạn lời khuyên cụ thể.

Nếu niềng răng ngay được, bác sỹ sẽ ứng dụng công nghệ 3M UGSL hiện đại để điều trị cho bé. Đây là công nghệ cho hiệu quả chỉnh nha cao, với mức độ đều đặn tối đa. Hàm răng sẽ thẳng hàng, hài hòa và khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Trong quá trình điều trị, bé sẽ được theo dõi tiến trình thay răng và phát triển của vòm hàm một cách kỹ lưỡng để có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Trong trường hợp chưa sẵn sàng điều trị, bác sỹ sẽ tư vấn chính xác thời điểm để bé có thể bắt đầu. Khi đó, dù bé đã bước qua tuổi 15 thì vẫn có thể yên tâm vì Trung tâm đang ứng dụng kỹ thuật nong hàm mới tân tiến nhất hiện nay với việc nong xương ổ răng thay vì mở xương khẩu cái như trước kia.

►Xem thêm: Rang sữa bị lung lay http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-bi-lung-lay/

Bú bình sữa chú ý để không gây hại cho răng trẻ

Con bạn cần được đến nha sĩ lần đầu tiên sau khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện, không muộn hơn ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Các nha sĩ sẽ kiểm tra những dấu hiệu sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng của bé ngay khi còn nhỏ. Ngoài ra, nha sĩ còn cho bạn biết làm thế nào để chăm sóc răng của bé tốt hơn.



Răng sữa rồi sẽ bị thay thế nhưng không vì vậy mà lơ là chăm sóc hàm răng cho trẻ, nhất là khi bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
Đưa Bé Đến Nha Sĩ



Lau Sạch Nướu Của Bé Sau Khi Bú


Nếu bé của bạn không có răng, sử dụng vải màn ẩm để lau sạch nướu của bé sau khi cho bú. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại từ sữa mẹ hoặc sữa ngoài mắc kẹt ở giữa môi và nướu của bé.
Đánh Răng Cho Bé


Nếu bé của bạn xuất hiện răng sữa, sử dụng một bàn chải con tơ mềm và kem đánh răng thân thiện với trẻ để làm sạch miệng hai lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Chỉ sử dụng một ít kem đánh răng, cỡ một hạt gạo cho đến khi bé 3 tuổi.

Hãy chắc chắn chải thật nhẹ nhàng răng trẻ. Chải cả răng và nướu răng và sau đó súc miệng cho bé. Kem đánh răng cho bé cũng cần có fluoride vì như vậy sẽ giúp bảo vệ răng trẻ.
Chỉ Uống Sữa Mẹ Và Sữa Dành Cho Trẻ Sơ Sinh


Đối với trẻ em dưới một tuổi, không cung cấp cho trẻ bất cứ thứ gì trong bình bú ngoài sữa mẹ và sữa dành cho trẻ sơ sinh. Nước trái cây và sữa khác là quá ngọt, còn nước có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bình Bú Chỉ Dùng Trong Giấc Trưa Hoặc Trước Lúc Đi Ngủ Cho Trẻ Mới Biết Đi


Khi bé đi ngủ với bình sữa, chúng ta thường giữ cho núm vú vào miệng bé và cho phép sữa hoặc nước trái cây nhỏ giọt vào miệng và khoảng trống quanh nướu răng bé. Đường trong thức uống sẽ khiến vi khuẩn bám lại trên răng, gây sâu răng. Tốt nhất không để cho bé ngậm bình sữa vào lúc ngủ; nếu có, hãy đảm bảo chỉ đổ nước vào bình.
Lấy Bình Bú Đi Khi Con Bạn Ngủ


Hầu hết các bác sĩ muốn các bạn đừng để con đi ngủ với một chai nước – bất kể nước gì. Điều này có thể làm cho bé khó khăn hơn khi cai sữa. Cung cấp một núm vú thay vì một chai nước nếu em bé của bạn muốn một cái gì đó để ngậm. Đừng quên nhẹ nhàng lau miệng trẻ sau khi bạn loại bỏ các chai nước quanh bé.
Hạn Chế Uống Nước Trái Cây


Tốt nhất để bé uống nó trong bữa ăn không bám gì trên răng bé. Cung cấp nước trái cây chỉ trong một chén – không phải là một chai. Nên pha loãng nước trái cây trong nước cho bé uống.
Hạn Chế Cho Bé Ăn Đường Nói Chung


Trẻ rất thích ăn ngọt, nhưng bạn nên cố gắng hạn chế tối đa thực phẩm có đường cho bé, nhất là từ bánh kẹo hoặc soda. Khuyến khích bé ăn trái cây và rau xanh.
Cai Sữa Bình Cho Bé, Chuyển Sang Cốc

Vào khoảng sáu tháng, từ từ cho con bạn sử dụng cốc để uống sữa thay vì bình. Vào khoảng một năm, đó là thời gian lý tưởng để cai sữa cho bé hoàn toàn khỏi bình. Chai sữa sẽ tạo thói quen uống theo thời gian kéo dài, để lại các chất lỏng trên răng của con bạn gay sâu răng. Cốc nhỏ giúp hạn chế tác động xấu này trên răng bé.

Được tạo bởi Blogger.